monospace-how-to-buy-sonos-1.JPG
Nếu bạn chưa sắm cho mình 1 chiếc loa thông minh thì đã đến lúc cần xem xét lại điều đó là vừa. Trong các tùy chọn hiện nay trên thị trường, những sản phẩm loa Sonos nổi lên như 1 trào lưu mới được rất nhiều người dùng tin tưởng nhờ vào thiết kế đẹp, chất lượng âm thanh WiFi tốt và độ tiện dụng cũng như tương thích tốt của chúng với hầu hết các smartphone hay dịch vụ stream nhạc. Nếu so sánh với các đối thủ khác, Sonos cũng là hãng “quan tâm” đến người dùng nhiều nhất khi cung cấp quy trình thiết lập nhanh chóng, đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian

Chuỗi sản phẩm âm thanh của Sonos bao gồm cả các dòng loa thông minh lẫn soundbar để phục vụ tốt cho bất cứ nhu cầu sử dụng nào mà bạn có thể nghĩ đến. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng vẫn có những điều mà Sonos chưa làm được, ví dụ việc nó chưa tương thích AirPlay 2 chẳng hạn. Sonos One và Sonos Beam cũng là 2 mẫu sản phẩm duy nhất hiện nay của Sonos có tích hợp điều khiển giọng nói bằng Alexa, còn Google Assistant chỉ mới dự kiến sẽ được tích hợp vào 1 thời gian nào đó trong năm 2018.

Sonos One

monospace-how-to-buy-sonos-2.JPG

Sonos One có thiết kế nhỏ gọn đi kèm cùng nhiều tính năng cần thiết nhằm cạnh tranh trực tiếp với Apple HomePod và Google Home. Nó được tích hợp điều khiển giọng nói với trợ lý ảo Alexa để chơi nhạc rảnh tay từ các dịch vụ stream như Spotify, Amazon Music, Deezer hay Pandora. Apple Music, Google Play Music, Tidal và 1 số dịch vụ khác vẫn được hỗ trợ tuy nhiên chưa tương thích với điều khiển giọng nói, bù lại người dùng vẫn có thể điều khiển chúng qua app trên smartphone.

Nhìn chung Sonos One sẽ là tùy chọn hợp lý nếu bạn là người có mức chi tiêu eo hẹp, hoặc có không gian bài trí nhỏ, hoặc cả hai. Đây cũng là lựa chọn có thể nói là tốt nhất nếu bạn có dự định mua thêm loa Sonos One trong tương lai nhằm thiết lập 1 hệ thống multi-room cho nhà mình.

Chất lượng âm thanh của Sonos One rất ấn tượng tuy nhiên không thể đạt đến được đẳng cấp của Play:5 nếu xét về hiệu năng chung. Sản phẩm có mức giá $199 (4.600.000 VND), cao hơn $50 so với Play:1 nhưng đáng tiền hơn rất nhiều (Play:1 còn không hỗ trợ cả AirPlay, nói gì đến AirPlay 2).

Sonos Play:5

monospace-how-to-buy-sonos-3.JPG

Play:5 trái ngược với Sonos One khi sở hữu kích thước to lớn hơn nhiều, từ đó phù hợp để đặt trong các gian phòng rộng hơn. Khi so sánh với Play:3, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt của Play:5 như to hơn, có âm lượng lớn hơn và hỗ trợ AirPlay 2. Play:5 cũng có thể được bài trí theo chiều dọc hay ngang mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất âm của nó, vì thế bạn cứ yên tâm mua nó ngay khi không gian đặt loa của mình không được rộng rãi cho lắm.

Play:5 còn có thêm điều khiển cảm ứng trên thân loa tuy nhiên thiếu đi điều khiển bằng giọng nói như ở Sonos One hay Beam. Sản phẩm cũng có giá $499 (11.500.000 VND), khá là đắt nếu bạn là nguòi có hầu bao không được “thoáng” cho lắm.

Sonos Beam

monospace-how-to-buy-sonos-4.JPG

Sonos Beam sẽ là tùy chọn hợp lý cho 1 thiết bị có nhiều tính năng nhất so với mức giá của nó. Ở mức giá $399 (9.200.000 VND), Beam có thiết kế nhỏ hơn nhiều so với Playbar và Playbase tuy nhiên lại có khả năng làm được hầu hết những gì mà người anh em của mình làm được. Như nói trên, Sonos Beam sở hữu điều khiển giọng nói Alexa và cả điều khiển cảm ứng, đồng thời còn có khả năng đồng bộ với chiếc subwoofer cao cấp của Sono (giá $699) để mang lại cho bạn tiếng bass như ở các rạp phim. Tuy nhiên nếu bạn đang sở hữu Play:5 thì sẽ không cần phải mua thêm cục subwoofer kia làm gì.

Sonos Beam làm rất tốt công năng của 1 chiếc loa khi cung cấp cho người dùng 1 môi trường nghe cực kỳ đầy đủ, tất cả là nhờ vào thiết kế 1 tweeter ở giữa và 4 woofers ở 4 góc của nó. Sản phẩm cũng có thể đồng bộ nhanh chóng với TV (qua input HDMI-ARC) đồng thời tương thích với cả các bộ remote control nữa. Sonos Beam còn cho phép bạn tắt TV bằng lệnh giọng nói, 1 điều mà hầu hết các nhà sản xuất hiện nay đều còn nhiều sơ sót.

Nhìn chung, Sonos Beam sẽ phù hợp hơn cho những ai muốn biến chiếc TV của mình thành nguồn giải trí đa nhiệm, còn nếu không thì những tùy chọn phía trên sẽ cung cấp hiệu năng âm thanh tốt hơn.

Sonos Playbase và Playbar

monospace-how-to-buy-sonos-5.JPG

Nếu phòng giải trí của bạn có kích thước lớn hơn nữa và “quá sức” của Sonos Beam, Sonos cung cấp thêm 2 tùy chọn nữa là Playbase và Playbar để giải quyết điểu này. Playbase có thể được đặt nằm ẩn dưới chiếc TV của bạn và chắc chắn sẽ làm tốt hơn những chiếc loa tích hợp bên trong TV. Bạn còn có thể đặt chiếc TV của mình lên trên Playbase, chỉ cần nó không nặng quá 35 kg là được. Chiều dài của 1 số dòng chân TV cũng có thể sẽ vượt quá kích thước 28-inch nên bạn cũng cần lưu ý điểm này nhé.

Playbase có mức giá $699 (16.100.000 VND), đắt hơn khá nhiều so với Beam nhưng lại có phần cứng gấp đôi, sở hữu 6 mid-range, 3 tweeter và 1 subwoofer. Và không như Sonos Beam được thiết kế dành riêng cho nhu cầu xem TV, Sonos Playbase có thể phục vụ tốt cả nhu cầu xem TV và cả nghe nhạc nữa.

Bạn cần chú ý đến 1 điểm là Playbase sẽ không thể gắn lên tường được, do đó nếu nhu cầu của bạn là gắn loa lên tường thì có lẽ Sonos Playbar là thứ bạn đang tìm kiếm. Chiếc loa này cũng có giá $699 (16.100.000 VND) nhưng sở hữu thiết kế soundbar truyền thống hơn, đồng thời được tích hợp bên trong đến 6 mid-woofer và 3 tweeter. Đây cũng là tùy chọn bù trừ cho cả Sonos Beam và Playbase. Bạn cũng có thể bỏ ra thêm $699 và mua cho mình 1 chiếc subwoofer để các bộ phim hành động hay các trận bóng đá trở nên hào hứng hơn nữa.

Sonos dự kiến sẽ cập nhận cho Playbase khả năng tương thích và làm việc với AirPlay 2 vào cuối năm nay, tuy nhiên các tính năng thông minh thì vẫn còn bỏ ngỏ. Nếu so sánh với Sonos Beam có cổng kết nối HDMI và hỗ trợ Alexa (hay sắp có cả Google Assistant), Playbar và Playbase chắc chắn sẽ không có vòng đời lâu bằng người anh em của mình.

Nguồn: monospace.vn