Các trải nghiệm “chơi” dường như là một trong những con đường ngắn nhất để ta sống thật với chính mình.

Một cảnh sát chìm phải giả làm tội phạm. Một tội phạm chìm trà trộn trong lực lượng cảnh sát. Cả hai ngồi sát bên nhau, cùng lắng nghe một bài hát hay trong cửa hàng bán loa.

Đó là một cảnh khó quên trong bộ phim Hồng Kông kinh điển Vô Gián Đạo, khi hai con người khác nhau như đêm và ngày đắm chìm trong cùng một khoảnh khắc. “Tốt” trong vỏ bọc “xấu”, “xấu” trong vỏ bọc “tốt”, và giờ gặp nhau ở một điểm.

TÁI HIỆN KÝ ỨC

Cảnh phim ấy sau này được mổ xẻ khá kỹ lưỡng trên một diễn đàn có tiếng của những người chơi loa, vì có một chi tiết thú vị liên quan đến thú chơi âm thanh.

Nhân vật cảnh sát ngầm Trần Vĩnh Nhân (Lương Triều Vỹ thủ vai) đã tư vấn cho tên tội phạm ngầm Lưu Kiến Minh (Lưu Đức Hoa) một bộ loa chất lượng trong cửa hàng.

Sau khi nghe xong đoạn dạo đầu bài hát, Kiến Minh nằng nặc đòi thay một dây cáp nối loa khác: “Nhạc xưa phải nghe dây này mới hay”. Đối xong cáp thi Vĩnh Nhân há hốc miệng chất lượng âm thanh đã được nâng lên một đẳng cấp khác.

Hóa ra sợi dây cáp ấy có giá còn đất hơn cả bộ loa đang nghe. “Tôi cười té ghế sau khi xem xong đoạn đó”, một bình luận trên diễn đàn chơi loa. “Nghe đồn là sau khi đóng xong Vô Gián Đạo, Lưu Đức Hoa đã trở thành một tín đồ chơi âm thanh”. Bộ loa ấy sau này được trưng bày lại trong một triển lãm đồ âm thanh ở Hồng Kông, với tấm áp-phích lớn treo bên cạnh ghi đại ý: “Xuất hiện trong phim Vô Gián Đạo”.

Với Trần Vĩnh Nhân (bên trái) và Lưu Kiến Minh (bên phải), phản giản cũng là một “thú chơi” khiến họ say mê, không khác gì loa đài.

Cảnh phim tưởng chừng bình thường này đã có đời sống thật riêng của mình, trong một bộ phim “xã hội đen” nghẹt thở không thiếu những nút thắt ấn tượng, có lẽ bởi vì nó đã trở thành trung gian rất công bằng giữa những thiện – ác, tốt – xấu đan cài trong phim, được cụ thể hóa dưới một hình thái quen thuộc: thú chơi.

Đúng như tên của bài hát Thời Gian Bị Quên Lãng (Forgotten Time) đang nghe, trong một quãng thời gian thư thái, viên cảnh sát chìm và gã tội phạm ngầm tạm quên đi danh tính của mình, khi cùng nhau thưởng thức âm nhạc. Cả hai liên tục truy đuổi và đấu trí căng thắng suốt bộ phim, nhưng đấy là lúc duy nhất chẳng ai thèm bận tâm gì đến số phận của kẻ kia, lẫn của mình.

Trút bỏ được “mặt tiền” của cái tôi mà chúng ta thường dành để trưng ra trước người khác như thế, đồng thời phơi bày được con người sâu kín, thô sơ nhất, có lẽ là những gì mà thú chơi làm được, với những ai dám đắm chìm vào khoảnh khắc của nó.

Có thể Trần Vĩnh Nhân há hốc miệng vì âm thanh được cải thiện nhờ sợi dây cáp đắt tiền. Cũng có thể là vì cả khoảnh khắc anh bỗng nhiên ngồi cùng với một người xa lạ, nhưng lại có cùng sở thích như tri kỷ.

“Thực sự thì nếu bịt mắt, có thể ta cũng khó mà phân biệt được âm thanh từ bộ loa vài chục triệu so với loa vài trăm triệu khác nhau xa thế nào”, một người bạn của tôi chơi âm thanh nhận xét thế.

“Nghe với ai hay một mình, nghe gì trong hoàn cảnh nào, đôi khi mới quyết định tâm trạng hay cảm xúc. Cũng như ăn vậy, đôi khi gặp bát hủ tiếu 20 ngàn còn thấy ngon hơn nhiều nem công chả phượng”.

Tổng thể của một trải nghiệm kiểu như thế luôn luôn là duy nhất: xác suất của việc được nghe âm thanh hay với một bộ loa đắt tiền có lẽ sẽ cao hơn bình thường, nhưng tâm trạng của ta trong chính thời điểm ấy, và không gian ấy, là vĩnh viễn không thể lặp lại, và chúng cũng đáng quý như chất lượng loa đài vậy. Thậm chí là hơn!

Các thú chơi tồn tại như một biên bản ghi lại những nỗ lực tái hiện kiểu như vậy. Những người chơi âm thanh có tái hiện lại “không gian nghe” của họ không chỉ dựa vào sự đắt tiền của loa đài, mà còn là sự bày biện của phòng nghe, khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, và bạn nghe (nếu có) cùng sở thích.

Trong biên bản ấy, những tiểu tiết đóng một vai trò cốt lõi. Tôi biết một nhà sưu tập mô hình các cầu thủ bóng đá có thể nhớ được nguồn gốc của từng thứ anh mua, dù cho xuất xứ của chúng trải dài khắp thế giới. Anh say sưa cầm những mô hình, và nghiền ngẫm như thể cố tái hiện lại một ký ức nào đó. Một người bạn khác của tôi thì đi đầu cũng mua một con tem lưu niệm, và coi đó như một cột mốcCác trải nghiệm “chơi” dường như là một trong những con đường ngắn nhất để ta sống thật với chính mình.

Một cảnh sát chìm phải giả làm tội phạm. Một tội phạm chìm trà trộn trong lực lượng cảnh sát. Cả hai ngồi sát bên nhau, cùng lắng nghe một bài hát hay trong cửa hàng bán loa.

Đó là một cảnh khó quên trong bộ phim Hồng Kông kinh điển Vô Gián Đạo, khi hai con người khác nhau như đêm và ngày đắm chìm trong cùng một khoảnh khắc. “Tốt” trong vỏ bọc “xấu”, “xấu” trong vỏ bọc “tốt”, và giờ gặp nhau ở một điểm.

Với nhiều người chơi, các con tem, mô hình, loa đài, hay xe cộ… dường như không chỉ là những đồ vật vô tri vô giác, khi mà hành trình gắn bó của những đồ vật này còn là hành trình truy cập vào chính bản thân, với mỗi ký ức đều chứa đựng sự thành thật với chính mình.

LẮNG NGHE CHÍNH MÌNH

Hầu hết chúng ta bề ngoài đều sống và cư xử với một cái tôi không đích thực, một mặt tiền, theo lời nhà triết học hiện sinh người Đan Mạch Soeren Kierkegaard. Tức là cái tôi thực sự của bản thân thường bị phủ lên một lớp quy ước xã hội, là thứ giúp chúng ta có thể chung sống hòa thuận với những người khác.

Cuộc sống cũng cần những quy ước ngầm và quy tắc khi ứng xử kiểu vậy, để chúng ta có thể chung sống hòa bình, và cùng nhau tối ưu lợi ích chung cho xã hội. Tuy nhiên, đôi khi việc quá dựa vào cái tôi thỏa hiệp này cũng có thể biến những hành vi của chúng ta thành một vai diễn bất tận, một sự giả vờ không liên quan gì đến suy nghĩ và cảm xúc thật của bạn.

Chẳng hạn thế này: bạn phải nở một nụ cười xã giao để chào hỏi một đồng nghiệp mà bạn không có cảm tình. Điều này dù không sai, thì nó vẫn là cái gì đó không thật: nếu diễn ra quá thường xuyên, bạn có thể đánh mất ký ức về chính mình. Chúng ta vẫn cần đến những cảm xúc thật, không chỉ vì chúng thành thật, mà còn để luôn nhớ ra mình là ai.

Nhưng liệu có thể phân biệt rõ được “tôi” thật và “tôi” giả vờ, thông qua phân định một nụ cười xịn và giả hay không? Khoa học khẳng định là có: vào thế kỷ 19, nhà thần kinh học người Pháp Guillaume Duchenne đã nghiên cứu, và phát hiện ra rằng một nụ cười thật và nụ cười giả vờ đòi hỏi các nhóm cơ mặt khác nhau rõ rệt.

Một nụ cười chân thật (giờ được gọi bằng khái niệm “nụ cười Duchenne”) tác động đến cả hai nhóm cơ, bao gồm một nhóm nâng hai khóe miệng hướng lên và một nhóm cơ xung quanh mắt. Nụ cười giả tạo kiểu “quảng cáo kem đánh răng” thì sẽ không có tác động qua lại giữa các nhóm cơ mặt khác nhau. Trong nhiều thí nghiệm tâm lý học hiện đại ngày nay, khi được yêu cầu phân biệt hai loại cười, hầu hết mọi người đều có khả năng cảm nhận thật giả trong tích tắc, ngay cả khi không biết về sự khác biệt cơ mặt này.

Các trải nghiệm “chơi” dường như là một trong những con đường ngắn nhất để đi đến cảm xúc chân thật. Bạn không cần phải giả vờ với ai cả, khi đã thực sự chơi!

Bạn không cần phải giả vờ cảm xúc, khi đang lắng nghe một đĩa nhạc cũ

Bạn không cần phải giả vờ vui hoặc giả vờ cay cú, khi thực sự đắm chìm vào khoảnh khắc của các cuộc chơi, như là một trận bóng đá sôi nối, hay một lần vít ga xe phân khối lớn trên những cung đường lộng gió.

Bạn cũng không cần phải giả vờ rung động, khi ngắm một con tem, hay một món đồ sưu tập, nếu trên đó không thực sự ghi lại ký ức và cảm xúc của chính mình.

Những “tay chơi” thực sự mà tôi đã hỏi trước khi viết bài này đều nói về một điểm chung của trải nghiệm: xuất phát điểm của họ ban đầu khi “chơi” thường là tham khảo, vay mượn cảm xúc của người khác, hoặc đánh giá dựa trên giá tiền, hay điểm chấm của các tạp chí uy tín… Nhưng cho đến khi đã trải nghiệm đủ nhiều, thì họ chỉ còn quan tâm tới mỗi cảm xúc thật của chính mình.

Anh bạn tôi, người từng bỏ ra kha khá tiền cho âm thanh, nay lại hài lòng với một chiếc loa bluetooth nho nhỏ giá chưa tới chục triệu đồng, thứ mà anh có thể “xách từ chỗ này qua chỗ khác thuận tiện”. Điều quan trọng nhất, anh nói, là “cảm xúc vào thời điểm ấy”.

Trong một thế giới phải cộng tác và hòa thuận với các quy tắc lẫn người xung quanh để cùng tồn tại, chúng ta thường xuyên phải làm những điều không thật với cảm xúc của mình. Các thú chơi, dù đôi khi có thể bị xem là “phù phiếm”, chính là một thói quen giúp chúng ta gần gũi lại với bản thân, với càng ít lớp phủ xã hội càng tốt.

Giờ đây, khi đang đọc những dòng này, bạn có lẽ đang ngồi trên máy bay, ở độ cao hàng ngàn mét, với bạn đồng hành” không phải là loa đài hay phòng nghe cầu kỳ, mà có thể chỉ là một cặp tai nghe rất đỗi bình thường, cắm vào điện thoại hoặc máy nghe nhạc.

Nhưng chẳng hề gì, chẳng sao cả, nếu cảm xúc của bạn vẫn đang ở đó, và đã sẵn sàng chờ đón một bản nhạc hay.

Người “chơi” điều luyện nhất, thực sự chỉ cần lắng nghe chính mình.

Nguồn: Phan An