Có thể thấy bộ giải mã DAC Emotiva Little Ego giống như một phiên bản thu nhỏ của Big Ego, nhưng nhìn chung sự ấn tượng mà Big Ego làm nên vẫn có thể hiện ra rất rõ với Little Ego.
USB DAC – những chiếc DAC nhỏ gọn chỉ với kích thước của một USB đang là xu hướng thiết bị phổ biến trong những năm gần đây. Các file nhạc mp3, FLAC, DSD đều là các thông tin số, trong khi bộ tăng âm, loa và tai nghe chỉ có thể “hiểu” được tín hiệu analog. Các bộ DAC và USB DAC là cầu nối giữa 2 loại tín hiệu này. USB DAC hiện đang là loại DAC phổ biến nhất trong cộng đồng audiophile trẻ tuổi tại Việt Nam – chúng là cầu nối giữa các file nhạc số vốn đã thay thế CD từ vài năm trước.
Đối với người dùng Việt Nam vốn quen “ăn chắc mặc bền”: đầu tư vào DAC, kể cả DAC giá thấp, cũng là một sự đầu tư mang tính chất lâu dài. Tai nghe luôn phải hợp với amp, loa luôn phải hợp với âm li, nhưng “kén DAC” là chuyện rất ít khi xảy ra.

Bo giai ma DAC Emotiva Little Ego

Yêu cầu lớn nhất ở DAC là yêu cầu về độ chi tiết, tách bạch và độ cân bằng – chỉ cần có một bộ DAC tốt, bạn có thể thoải mái suy tính về amp và tai nghe/loa. Chưa kể, ngay cả một chiếc DAC chưa đến 5 triệu đồng như ODAC DIY vẫn có thể coi là “đủ” cho những chiếc tai nghe 8 triệu đồng (đi kèm amp 5 triệu đồng) hoặc dàn âm thanh 15 triệu đồng. Little Ego chính là một chiếc USB DAC như vậy.

Từ lâu, với ưu thế của một trong những thương hiệu hifi uy tín của nước Mỹ, Emotiva luôn biết cách chiều lòng khách hàng bằng những sản phẩm tuy giá không cao nhưng chất lượng thì luôn vượt xa số tiền mà người nghe đầu tư. Ngoài ra, còn một yếu tố nữa khiến sản phẩm Emotiva rẻ hơn những hãng khác, đó là họ không tốn quá nhiều tiền vào hệ thống phân phối, bán lẻ. Thay vào đó, khách hàng có thể đặt mua trực tiếp sản phẩm ngay trên trang web của hãng, điều mà không phải bất cứ nhà sản xuất nào cũng làm được. Bởi vậy, Emotiva hoàn toàn có lý do để tin rằng các sản phẩm của mình sẽ thành công khi bước vào thị trường.

Bo giai ma DAC Emotiva Little Ego dep

Chiếc USB DAC Emotiva Little Ego là một phần của “cặp đôi” Big-Little Ego do Emotiva sản xuất. Có thể thấy, hai chiếc DAC này chia sẻ rất nhiều điểm chung trong thiết kế, từ ngoại hình cho đến chi tiết kỹ thuật Little Ego giống như một phiên bản thu nhỏ của Big Ego, nhưng nhìn chung sự ấn tượng mà Big Ego làm nên vẫn có thể hiện ra rất rõ với Little Ego. Chiếc USB DAC này có kích thước là 12cm x 4.4cm x 1.3cm, nặng 102g, có thể nói nhỏ hơn hẳn so với “người anh em” Big Ego của mình.

Cũng giống như Big Ego, bộ giải mã DAC Emotiva Little Ego sử dụng một loạt đèn LED ở mặt trên để báo hiệu mức sample rate và bộ lọc được chọn. Điểm khác biệt lớn nhất chính là chủng loại cổng kết nối được hỗ trợ. Ở đầu trên của Little Ego, người dùng sẽ chỉ thấy duy nhất một cổng mini USB đầu vào.

Bo giai ma DAC Emotiva Little Ego tot

Phía dưới đáy Little Ego có một jack headphone khá lớn cùng một nút nhỏ ở bên trái để lựa chọn chế độ lọc và chế độ  headphone blend. Theo Emotiva, chế độ Headphone Blend giúp đem đến cho tai nghe cảm giác như đang ở trong phòng và nghe từ một căp loa đích thực.
Nếu như Big Ego sử dụng chip DAC TI / Burr Brown PCM5142 để làm nhiệm vụ chuyển đổi thì ở Little Ego, chip DAC được sử dụng là TI / Burr Brown PCM5142. Chiếc DAC Big Ego có ba chế độ lọc, được ký hiệu F1, F2 và F3, gồm lọc dải đối xứng (Symmetrical filter), lọc dải bất đối xứng thấp (Asymmetrical Low filter) và lọc dải bất đối cao (Asymmetrical High filter). Các bộ lọc thường dùng để điều chỉnh các âm nhiễu pre và post ringing (là hiện tượng gây tiếng vang dạng echo nhưng xảy ra trước và sau khi một nốt nhạc được thể hiện) ở tín hiệu đã được chuyển đổi. Khi bấm ba lần nút chọn bộ lọc, người dùng có thể chuyển sang chế độ Headphone Blend, bấm lần thứ tư để tắt tất cả các bộ lọc.
Về cơ bản chế độ Headphone Blend thực chất sử dụng một bộ lọc thông cao (high-pass filter) để lọc thông các kênh và delay, sau đó trộn lẫn vào với nhau. Tất cả đều được xử lý bằng một DSP chuyên biệt. Về cơ bản, hiệu quả của chế độ này khá cao, nhưng có một nhược điểm khá lớn, đó là do độ lợi công suất phải tăng để âm lượng có thể lớn như các lựa chọn bộ lọc khác nên hiện tượng méo tiếng có thể sẽ diễn ra khi mở mức âm lượng lớn nhất. Lý tưởng nhất là giảm âm lượng khoảng 5-10dB trên thiết bị nguồn, như vậy chất âm vẫn được giữ nguyên trong khi âm lượng vẫn đủ lớn để nghe.

Bo giai ma DAC Emotiva Little Ego chat

Nếu sử dụng bộ giải mã DAC Emotiva Little Ego với máy Mac của Apple, người dùng có thể chơi các định dạng âm thanh chuẩn 32 bit / 384 kHz mà không cần cài thêm driver. Ở Windows 10 cũng tương tự, nhưng khi dùng các hệ điều hành cũ hơn, chất lượng nhạc cao nhất chỉ dừng ở mức 24bit / 96kHz. Để có thể chơi các định dạng cao cấp hơn, người dùng cần tải thêm driver ASIO từ trang chủ của Emotiva. Sau khi cài driver, giao diện điều khiển của driver sẽ xuất hiện dưới dạng icon nhỏ ở dưới thanh taskbar. Thông qua giao diện này người dùng có thể điều chỉnh âm lượng, buffer, định dạng đầu ra…Để có thể nghe nhạc mức âm lượng thấp mà không làm giảm chất lượng âm thanh, Emotiva khuyến cáo người dùng để nguyên âm lượng của phần mềm chơi nhạc ở mức 100%, chỉ thay đổi âm lượng của máy tính mà thôi.
So với chip DAC Burr Brown PCM5142, PCM1541 có phần chưa tiên tiến bằng, do đó độ nhiễu ồn cũng cao hơn đôi chút, nhưng vẫn cần phải thật chú ý mới có thể nhận ra. Nhìn chung, chất âm của Little Ego khá hay và mượt mà, không quá chói hay sáng. Âm thanh phát ra có lực và đem đến một cảm giác khá ấm áp. Nếu so với mức giá hơn 3 triệu, rất ít DAC có thể cạnh tranh được, chỉ trừ những thương hiệu thật sự nổi bật trong lĩnh vực này, như Meridian, CEntrance, Fiio hay AudioQuest.

Bo giai ma DAC Emotiva Little Ego hay

Có thể thấy bộ giải mã DAC Emotiva Little Ego là một chiếc DAC lý tưởng cho những cuộc vui không quá ồn ào, không nặng về tiền bạc. Chỉ với một số tiền rất nhỏ, người nghe sẽ tìm thấy được những trải nghiệm mới lạ từ chính chiếc máy tính quen thuộc của mình nhờ vào chiếc USB DAC cỡ nhỏ này.

Nguồn: tapchihifi.com/Nguyễn Hào