HFVN – Là một thiết kế đồ họa, ông Yamaguchi Katsumi đang làm việc cho một tạp chí nổi tiếng, nhưng lại có một tình yêu và kiến thức âm nhạc phong phú. Điểm thú vị là ông Yamaguchi có lối thưởng thức âm nhạc rất “bảo thủ”- đó là chủ yếu chỉ nghe nhạc qua đĩa than LP. Ông hiện sỡ hữu một bô sưu tấp khá nhiều đĩa than, và để thỏa mãn thú nghe nhạc của mình, ông đã sắm nhiều loại cartridge khác nhau để thưởng thức với từng loại nhạc riêng biệt.


Loa đứng của Jensen

TỪ NIỀM ĐAM MÊ THUỞ ẤU THƠ….
Là cư dân Tokyo chính gốc, tuổi thơ của ông Yamaguchi trải qua những ngày tháng êm đềm. Hàng ngày trên đường đi học cậu bé Yamaguchi thường đi qua những quán café và khu giải trí. Những âm thanh phát ra từ những quán đó đã dần dần “hớp hồn” cậu học sinh tiểu học và niềm đam mê âm nhạc cũng dần dần ngấm vào tâm hồn cậu lúc nào cũng không hay.

Hồi tưởng lại những ngày xa xưa, ông Yamaguchi cho biết vào thời đó, ông đã được nghe những dàn loa rất hiếm của Jensen với âm thanh quyến rũ mà cho tới tận bây giờ ông vẫn còn nhớ. Không những thế, tại những quán café này lại có những ban nhạc Jazz biểu diễn sống, những âm thanh khò khe của saxophone, tiếng bập bùng của cây contra-bass  đã in đậm trong ông như  những kỉ niệm khó quên.

Bước sang tuổi thanh niên, ông Yamaguchi đã thi đỗ vào ngành đồ họa và những năm học đại học mỹ thuật, ông vẫn không quên niềm say mê âm nhạc. khi ra trường, chưa tìm được việc làm về thiết kế đồ họa, ông đã làm quen và xin vào làm việc tại một studio chuyên ghi đĩa than để bán ra thị trường Nhật. Với vốn kiến thức về kĩ thuật âm thanh rất hạn chế, nhưng trong khoảng thời gian hơn 5 năm làm việc trong studio này, ông đã thu nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu. Những thiết bị nhà nghề của Neuman, Telefunken,SAE, rồi hệ thống loa JBL, Quad,Urei…đã giúp ông làm quen với khái niệm âm thanh nhà nghề và cũng từ đây, niềm say mê với âm thanh của đĩa than đã theo đuổi ông đến tận bây giờ.

Kinh nghiệm của những năm tháng làm việc trong studio đã tạo cho Yanaguchi thói quen nghe nhạc rất tập trung. Và cũng vì “thói quen nghề nghiệp” ông rất thích thiết kế, phối hợp hệ thống âm thanh từ những thiết bị sao cho có thể làm toát ra được những nét nổi bật của âm thanh và dễ phát hiện ra những lỗi ghi âm dù nhỏ nhất. Ông cũng thấy rằng có sự khác biệt giữa loa monitor và các loa nghe nhạc phổ thông. Các loại loa monitor được thiết kế cẩn thận cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra được sự đúng sai của âm thanh tái hiện.

….ĐẾN HỆ THỐNG NGHE NHẠC TẠI NHÀ
Sau một thời gian làm việc ở studio, Yamaguchi đã tìm được một công việc làm trong ngành thiết kế đồ họa, đúng với chuyên ngành ông được đào tạo. Công việc dần ổn định đã cho phép ông quay lại với niềm đam mê âm nhạc. Với những kinh nghiệm thu được từ thời gian làm việc tại studio, ông Yamaguchi đã tự tay chọn lựa và thiết kế một hệ thống âm thanh tại nhà, đáp ứng những tiêu chuẩn mà ông mong muốn.
Hệ thốgn loa Yamaguchi lựa chọn rất giản dị, đó là đôi thùng reflex sử dụng củ loa toàn dải P-610 của Diatone. Một loại củ loa không đắt tiền, nhìn bề ngoài thật giản dị nhưng được nhiều dân chơi Nhật Bản ưa chuộng về âm thanh. Để tăng cường dải tần cao, ông dùng thêm một loa treble dome mềm T-27 của hãng KEF (Anh quốc).


Treble dome mềm T-27 của hãng KEF

Phần đầu đọc đĩa than, ông dùng mâm PD-121 của Luxman, tay cơ FR-64S của Fidelity Research. Riêng cartridge ông sưu tầm được nhiều loại khác nhau để nghe với nhiều loại nhạc, những chiếc cartridge ông ưa chuộng nhất là SPU-A của Ortofon và Denon DL-103. Có thể nói, công phu nhất trong bộ dàn của Yamaguchi chính là hệ thống khuếch đại.Đã qua thử khá nhiều loại ampli bán dẫn khác nhau, song Yamaguchi vẫn chưa được ưng ý. Và rồi nhờ sự giới thiệu của một người quen, ông đã tìm đến SRK (trung tâm nghiên cứu ghi âm Shirone) nhằm làm giúp một bộ ampli đáp ứng được nhu cầu của riêng ông. Yamaguchi còn nhớ như in nét mặt nửa ngạc nhiên nửa khó hiểu….ông Hakane-Giám đốc trung tâm SRK khi ông này nhận được lời đề nghị ráp ampli. Và sau một hồi thuyết phục, ông Hakane đã đồng ý làm giúp. Và hệ thống preampli cùng đôi monoblock ,mà ông Yamaguchi đang cùng hiện nay đã ra đời như thế. Còn hơn cả mong muốn của ông, bộ ampli bóng đèn này đã cho ra những âm thanh tuyệt vời nhất. Tuy sơ đồ thiết kế không có gì quá đặc sắc, nhưng nhờ sự chọn linh kiện cẩn thận cùng sự lắp ráp chu đáo, nên bộ ampli đã làm ông thực sự hài lòng.

Vật liêu để làm bộ ampli này hầu hết đều sử dụng những linh kiện NOS được chế tạo từ lâu, bao gồm các tụ dầu, điện trở dây quấn và các biến áp quân sự dùng cho các thiết bị quân sự của Mỹ. Về cấu tạo, phần tiền khuếch đại và đảo pha của ampli sử dụng một đèn E80CF của Telefunken, đệm bằng đèn CBS 5692 và đưa vào tầng công suất đẩy kéo chạy đèn E34L blue-glass của JJ tesla. Do tầng công suất nối kiểu triode, nên công suất ra chỉ giới hạn ở 17W/kênh. Riêng bộ biến áp suất âm, ông Hanake đã săn tìm bằng được đôi biến áp cổ của western electric để làm hài lòng ông Yamaguchi.


Đôi biến áp cổ của Western Electric

Ông Yamaguchi cho biết điều làm ông ngạc nhiên đó là sự thay đổi kì lạ của âm thanh khi ông đổi cục lọc điện (choke). Trong  quá trình chế ampli, ông Yamaguchi đã nhiều lần đến trung tâm SKR để nghe thử với nhiều cuộn cảm khác nhau và cuối cùng ông đã chọn dùng cuộn cảm trong máy bay của Mĩ, nó cho âm thanh cực kì hoàn hảo.

Một bí quyết nữa của việc chế tao ampli có âm thanh hay, theo ông Yamaguchi rút ra từ quá trình theo dõi các kĩ sư SRK chế tạo cặp mono này chính là phải tìm mọi cách làm suy giảm đô rung của chassic. Với ý tưởng đó tấm chassis của ampli được làm từ dura-lurin dày gần 5mm. Trên mặt được phủ một lớp sơn trong suốt, còn khung gỗ dày tới 4cm, được chọn từ loại gỗ tự nhiên chắc nặng nhất. Đây là thiết kế cho phép suy giảm tốt nhất tính cộng hưởng của khung vỏ ampli. Chiếc preampli của ông Yamaguchi thoạt nhìn bên ngoài cũng khá giản dị, tuy nhiên cấu tạo bên trong của nó cũng cầu kì không kém gì bộ phận ampli công suất.

Preamli có 2 phần, phần khuếch đại phono dùng 3 đèn E83CC mạ ni-ken của Mazda(Pháp) đấu theo mạch RIAA kiểu có hồi tiếp âm (NFB). Tầng khuếch đại tuyến tính(line-amp) dùng 2 đèn E82CC của Philips, khai thác độ lợi chỉ khoảng 10dB. Việc kết nối giữa đầu ra của preampli và đầu vào của ampli cũng được tính toán rất kĩ


Mâm đĩa than Luxman PD-121

VÀ SỰ CẦU KÌ TRONG CHỈNH SỬA…
Ông Yamaguchi tâm sự : “Trước đây tôi đã từng nghĩ là để thưởng thức một âm thanh hay thì chỉ cần có một bộ dàn được phối ghép tốt. Song khi nhận được những lời khuyên của các kĩ sư chuyên môn là không chỉ ghép đúng, mà còn phải cân chỉnh thật cẩn thận, tôi đã thoe lời họ và chỉnh sửa từ độ cân của cây kim máy quay đĩa, bảo dưỡng sạch sẽ, sự cân bằng của mâm quay đĩa, chỉnh lại hướng hoa và làm thêm nhiều việc tưởng chừng như nhỏ nhặt khác….thì quả thật là thay đổi hẳn, những tiếng nhiễu nhỏ dường như đã biến mất và âm thanh thì trở nên hay tuỵêt vời. Đối với âm trung và âm thấp, nếu ta thay đổi góc độ của loa thì dường như dường như am thanh được hút sâu vào trong và nhẹ nhàng trải dàn xuống dưới, khi vị trí ngồi nghe phù hợp mà chỉ cần dịch chuyển loa đi vài xăng-ti-mét…thì âm thanhc ó cảm giác được “thoát ra” hay được “lui vào”. Đặc tính của âm trung cũng được thay đổi một cách liên tục…

Từ kinh nghiệm của việc chỉnh sửa này, Yamaguchi đã thực sự hiểu rõ đựoc tầm quan trọng trong việc sử dụng thành thạo và làm chủ hệ thống âm thanh. Và cho đến bây giờ ông không bao giờ ngần ngại việc thay đổi các bộ phận của hệ thống khi đến thời kì phải nâng cấp. Rồi khi thay đổi từng bộ phận của hệ thống, ông cũng không hề quản ngại trong việc chỉnh sửa cho đến lúc có được âm thanh thật chuẩn, cho dù phải mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa.

“Khi nghe những âm thanh được ghi lại trong đĩa than, chúng ta thường chỉ nhận xét rằng “âm thanh này hay” hoặc “âm thanh có vẻ rè”, và cho rằng chất lượng âm thanh ra loa không chuẩn là do lỗi của đĩa. Tôi cho rằng tất cả những lỗi đó  phần lớn là do hệ thống âm thanh của mình. Quá trình căn chỉnh cẩn thận sẽ giúp hạn chế được các khiếm khuyết đó. Khi hệ thống của tôi được cân chỉnh hoàn hảo, nó đã cho ra được âm thah hay đến nỗi mà bây giờ tôi vẫn nhớ được cảm giác thỏa mãn lúc bấy giờ….Đôi khi, tôi thực sự thích thú khi khám phá ra từ những bản ghi đĩa than những âm thanh thật độc đáo, thật gần gũi với tiếng nhạc cụ tự nhiên….Những lúc đó, sự tò mò pha lẫn sự thích thú đã khiến tôi càng đam mê hơn thú thưởng thức âm nhạc của mình”-ông Yamaguchi đã chia sẻ một cách chân thành.

Theo Nghe Nhìn Việt Nam