HFVN – Năm 1983, Franco Serblin đã sáng lập ra thương hiệu nổi tiếng trong làng âm thanh Hi-end nước Ý: Sonus Faber. Suốt ba thập kỷ sau đó, Sonus Faber vẫn luôn miệt mài trung thành với thú vui chế tạo những đôi loa sở hữu một vẻ ngoài lịch lãm, tinh tế hệt như nét hào hoa của những quý ông người Ý,đi cùng chất lượng âm thanh cực kỳ trau chuốt.

SonusFaber-1
Bên ngoài trụ sở của Sonus Faber nằm ở khu công nghiệp Vicenza – Ý

Năm 2003, thương hiệu Sonus Faber được bán cho một công ty tư nhân. Đến năm 2007, một lần nữa Sonus Faber lại được chuyển nhượng, lần này về tay hãng Quadrivio. Quadrivio sau khi mua lại Sonu Faber cũng đã lần lượt thâu tóm Audio Research, Wadia, và mới đây nhất là thương vụ mua lại McIntosh Labs lẫn nhà phân phối âm thanh Sumiko của Mỹ.
Trụ sở chính của Sonus Faber hiện nay nằm trong một khu công nghiệp đặt ở Vicenza của Ý. Nó được thiết kế giống những đường cong mà bạn thường thấy trên loa của Sonus Faber. Có khoảng 40 nhân viên đang làm việc tại trụ sở chính, họ chủ yếu là các nhân sự trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, quản lý, quản trị và tài chính.

Biển chỉ dẫn lối vào viết bằng tiếng Ý: Ingresso Uffici – Lối vào văn phòng

Bên trong nhà máy của Sonus Faber, nếu bạn đang đảo mắt để tìm một thứ gì đó thật đặc trưng thì đó chắc chắn phải là da. Chất liệu này xuất hiện trong nhiều thiết kế loa của hãng và chúng ta cũng không nên quá ngạc nhiên nếu thấy họ dành một không gian rất lớn để làm những công việc như thế.

Khi đề cập về da, tôi đã nói là “xuất hiện trong nhiều thiết kế”, điều này có nghĩa là không phải tất cả các mẫu loa của Sonus Faber đều được làm bằng da, ví dụ như dòng sản phẩm Venere chẳng hạn. Đó là dòng loa giá rẻ và không được chế tạo tại Ý với mục đích giảm tối thiểu tối đa chi phí sản xuất cho một mẫu loa giá rẻ; khâu chế tạo của Venere được chuyển giao cho các công ty tư nhân đến từ phương Đông. Sonus Faber không tiết lộ chính xác đó là quốc gia nào, tuy nhiên, có lẽ Venere được gia công tại Trung Quốc – Công xưởng lớn nhất thế giới. Tất nhiên, để đảm bảo chất lượng, các hoạt động chế tạo này vẫn sẽ được giám sát chặt chẽ bởi các kỹ sư đến từ Ý.

Lối đi phía ngoài cũng được trưng bày các mẫu loa đã từng được sản xuất bởi Sonus Faber

Ngoài công đoạn làm da, tất cả các công đoạn khác như lắp ráp, kiểm tra chất lượng hay đóng gói đều được các công nhân làm ngay tại đây. Những công việc không thể thực hiện ngay tại nhà máy thì Sonus Faber chuyển cho các đối tác gần đó, ví dụ như chế tạo thùng loa chẳng hạn. Các công ty gia công này ngoài việc hợp tác với Sonus Faber thì họ còn có nhiều hợp đồng cho các thương hiệu loa khác.

Một điều thú vị đó là da mà Sonus Faber sử dụng để chế tạo loa là da tổng hợp chứ không phải là da thật. Theo giám đốc tiếp thị Enrico Fiore, việc sử dụng da tổng hợp không hẳn là do vấn đề chi phí, mà do chất liệu này có sự đồng nhất cao hơn (về màu sắc, độ dày, chức năng, chế tạo…). Điều này có vẻ hợp lý, bởi giá nhiều cặp loa của Sonus Faber rất cao – đi theo đó là lợi nhuận rất lớn, và số tiền đó giúp các kỹ sư của hãng có thể thoải mái trong việc lựa chọn chất liệu.

Khu vực làm việc của các kỹ sư nghiên cứu thiết kế

Ngoài việc sử dụng da tổng hợp, các kỹ sư của Sonus Faber cũng quyết định sử dụng da thật cho một vài sản phẩm đặc biêt. Mẫu loa mới nhất Olympica là một trong số đó. Nó được phủ một lớp da được lấy từ những con bò tốt nhất – theo như lời của Enrico.

Mời các bạn cùng chúng tôi dạo quanh trụ sở của Sonus Faber:

Phòng nghe thử của Sonus Faber sử dụng các thiết bị nguồn phát và khuếch đại của Audio Research

 

Góc trưng bày phía ngoài phòng họp

 

Và thậm chí là bên trong phòng họp vẫn được trang trí bằng các đôi loa Sonus Faber

 

Khu vực đóng gói – Nơi cuối cùng các công nhân được nhìn thấy các sản phẩm do mình lắp ráp trước khi được chuyển đến tay các audiophile trên toàn thế giới

 

Khu vực làm da – Nơi các đôi loa sẽ được khoát lên mình một chiếc áo mới bằng da tổng hợp

 

Các khuôn được vẽ sẵn nhằm đảm bảo chính xác những đường nét gia công trên bề mặt da

 

Đôi loa Aida đang được bọc da phần bên hông thùng loa

 

Các vách ngăn phía trong thùng của đôi loa Aida

 

Ngoài tác dụng trang trí, lớp da bên ngoài này còn có tác dụng giảm rung chấn cho thùng loa

 

Ông Enrico Fiore – Giám đốc tiếp thị của Sonus Faber giới thiệu củ loa Mid-range và treble của đôi loa Aida

 

Bộ củ loa độc quyền của Sonus Faber không dùng khuôn đúc như thường lệ mà được gia công trên máy CNC bằng chất liệu nhôm máy bay cao cấp

 

 

Bộ củ loa sử dụng trên mẫu loa Aida (120.000 USD) bao gồm: 01 loa treble 29mm, 01 củ mid-range 180mm, 02 của loa bass 220mm và 01 của loa bass 320mm ẩn bên trong thùng loa

 

Tấm mặt của model Olympica đang được dán da

 

Da được căng trên bề mặt gỗ đều mép

 

Sau đó được cố định tại các góc bằng kim bấm

 

Tại những vị trí bố trí củ loa sẽ được khoét cẩn thận bằng tay

 

Sau khi khoét lỗ, da được miết bằng một đoạn gỗ tròn nhằm đảm bảo kết dính hoàn toàn với gỗ

 

Mẫu da sử dụng trên model Olympia là da bò thật

 

Những chi tiết da đòi hỏi độ chính xác sẽ được cắt bằng máy theo một khuôn định trước

 

Quá trình cắt da bằng khuôn và máy cắt

 

Sau khi cắt, tấm da sẽ được may các đường chỉ đặc trưng của Sonus Faber

 

Sau đó là dập chìm logo Sonus Faber

 

Nếu vẫn còn tí da thừa, tấm da sẽ được gọt lại bằng tay

 

Và được cố định trên đỉnh loa bằng các nẹp kim loại sáng bóng

 

Khu vực lắp ráp bộ phân tần cho các sản phẩm của Sonus Faber

 

Các linh kiện được lựa chọn cẩn thận và lắp đặt hoàn toàn bằng tay

 

 

Mối hàn cực gọn và chắc chắn nhờ sử dụng máy hàn có nhiệt độ cao

 

Phân tần sử dụng tụ Mundorf Silver/Gold/Oil của Đức với sai số cực thấp

 

Hệ thống dây dẫn lõi bạc được sử dụng trong model Olympica

 

Ở các model như Aida và Amata Futura được sử dụng dây đồng OFC pha bạc

 

Bộ trạm cầu loa của Stradivadi được mạ vàng sáng bóng

 

Enrico Fiore giới thiệu bảng mạch phân tần của model Olympica

 

Rất nhiều phân tần của Olympica đang nằm chờ được lắp ráp

 

Còn đây là bảng mạch phân tần của model Amati Futura

 

Đôi thùng loa Amati Futura đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng

 

Với phân tần, củ loa… đã được lắp đầy đủ

 

Một chiếc Amati Futura đang được test tần số

 

Những chiếc Olypica đang được lắp đặt củ loa

 

Dây được nối vào củ loa bằng một socket

 

Sau đó được lấp bằng thiếc hàn pha bạc ở nhiệt độ cao

 

Bộ của loa mid-range và treble trước khi được bắt ốc

 

Thùng loa được làm từ gỗ óc chó (walnut) – một chất liệu ưu thích của Sonus Faber

 

Sonus Faber sử dụng các lỗ thoát hơi dạng lưới không chỉ mang tính thẩm mỹ mà hiệu quả âm học cũng được cải thiện đáng kể

Dù không còn được dẫn dắt bởi huyền thoại Franco Serblin, những đôi loa mang trên mình thương hiệu Sonus Faber vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển và khẳng định một sức sống riêng, bằng chứng là việc cho ra đời các dòng sản phẩm mới như Fenice, Venere hay mới đây nhất là dòng loa đầu bảng mới Olympica hứa hẹn sẽ tạo nên một dấu ấn mới cho thương hiệu vừa tròn 30 năm tuổi: Sonus Faber.

Nguồn: SoundStage Network