Chất liệu chế tạo thùng loa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trình diễn, mỗi chất liệu hay phương thức chế tạo thùng loa đều để lại dấu ấn riêng của từng hãng loa. Đối với loa thùng nhôm cũng vậy; có một thực tế không thể phủ nhận là việc sử dụng nhôm làm vật liệu chính chế tạo thùng loa sẽ đạt được kết quả khá tốt nhờ độ cứng cao, mật độ vật liệu đồng đều và dễ dàng kiểm soát, tuy nhiên nó cũng là tác nhân gây ra nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là điểm yếu chết người – hiệu ứng tiếng chuông “Ring-Bell”.

Gauder Akustik DARC 200

Một cách dễ hình dung, thùng loa khi đó trở thành một chiếc chuông lớn, tạo ra vọng âm, cộng rung cộng hưởng theo giai điệu chính khi loa hoạt động. Thực tế, đã có nhiều nỗ lực để khắc phục vấn đề này như sử dụng sức nặng hoặc phủ thêm một vật liệu khác bên ngoài nhằm giảm rung động. Đáng tiếc, những cách làm trước đây đều không thể loại bỏ hoàn toàn được điểm yếu “Ring-Bell”. Mới đây, hãng loa đến từ Đức – Gauder Akustik cuối cùng đã có thể chấm dứt chuỗi  tranh luận và giải bài toán này một cách triệt để bằng cách ứng dụng nguyên lý xếp chồng vật liệu (Rib Construction) trên khung xương bằng nhôm. Một đột phá thật sự DARC.

 

Thùng loa DARC được chia nhỏ thành nhiều phần, sử dụng công nghệ xếp chồng vật liệu xen kẽ với các lớp giảm chấn nhằm khắc phục triệt để nhược điểm cố hữu của thùng loa bằng nhôm. Được biết, đây cũng chính là công nghệ chế tạo được ứng dụng trên dòng loa đầu bảng Berlina RC. Theo các kỹ sư Gauder Akustik: Hơn cả Berlina RC, DARC mới chính là thùng loa hoàn hảo nhất mà họ đã từng chế tạo.

Đôi loa Gauder Akustik DARC 200

Tương xứng với thùng loa hoàn hảo nhất, Gauder Akustik trang bị cho tất cả các loa trong dòng DARC các củ loa và linh kiện tốt nhất hiện có, đặc biệt là bộ phân tần được tối ưu theo nguyên lý phân tần siêu dốc. Hầu hết các loa nhiều đường tiếng đều sử dụng bộ phân tần chủ động hoặc bị động nhằm tách dải tín hiệu đến các củ loa treb/mid/bass tương ứng; tuy nhiên giữa các điểm cắt tần này đều tồn tại nhiễu giao thoa do bản chất tín hiệu là đường cong. Bằng cách dùng nguyên lý phân tần siêu dốc, các nhiễu giao thoa tại điểm cắt tần đã được hạn chế đáng kể.

DARC cũng kèm theo một số các jumper để tối ưu theo không gian phòng, cải thiện âm bass, nhờ đó chỉ một chiếc ampli đèn triode công suất không quá lớn cũng có thể dễ dàng “kéo” được các đôi loa trong dòng DARC. Ngoài phiên bản tiêu chuẩn, Gauder Akustik DARC còn có phiên bản của Double Double Vison cao cấp hơn sử dụng linh kiện phân tần thuộc dạng ngoại hạng và một số “bí quyết” không được tiết lộ.

Accustic Arts Tube Dac II

 

Pre Octave HP 700

AV Show Hà Nội 2019, Cường.Audio sẽ trình diễn đôi loa Gauder Akustik DARC 200 – Mẫu loa lớn thứ nhì trong dòng loa màng nhôm DARC và bộ nguồn âm Accustic Arts, Pre & Power Octave và hệ thống dây dẫn Signal Project & Ansuz.

Nguồn: Nam Bình