Với cùng nền tảng bóng công suất 211, sau huyền thoại Ongaku, ông Masaki Ashizawa đã xây dựng được một tượng đài Kondo mới với thiết kế power monoblock mang tên Kagura.

Audio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 1

Audio Note Kondo Kagura

Nhắc đến Hiroyasu Kondo, có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến chiếc ampli huyền thoại Ongaku, đem lại danh tiếng mãi không phai cho Audio Note Kondo. Hiroyasu chính là “kiến trúc sư” của công trình được xem là biểu tượng của các loại ampli sử dụng đèn điện tử trên toàn cầu cho đến tận ngày hôm nay. Với cùng nền tảng bóng công suất 211, truyền nhân của Hiroyahsu, ông Masaki Ashizawa đã xây dựng được một tượng đài Kondo mới với thiết kế power monoblock mang tên Kagura.

Audio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 2

Chân dung nhà sáng lập thương hiệu Audio Note Kondo, ông Hiroyasu Kondo

Người tiên phong
Vậy điều gì khiến Hiroyasu Kondo và các sản phẩm của mình trở thành huyền thoại? Đơn giản những gì ông làm đều hướng đến mục đích cuối cùng: đem những giai điệu du dương và hùng tráng của các dàn nhạc giao hưởng hoặc những giọng ca làm mê đắm lòng người từ trong nhà hát về đến phòng nghe của bạn. Nghĩa là tái tạo tốt nhất những bản trình diễn live trên những thiết bị âm thanh playback do ông sản xuất. Và bước ngoặt khiến ông quyết định bước vào con đường gian khổ nhưng đầy đam mê này chính là trong một lần được tận tai tận mắt nghe buổi hòa nhạc cổ điển do nhạc trưởng Arturo Toscanini trình diễn. Ông không thể nào quên những giai điệu quá thật, quá mê hoặc đến nỗi ám ảnh ông cả trong giấc mơ. Kondo san đã tự tay làm các linh kiện cho sản phẩm của mình, từ biến áp, tụ, dây loa và dây tín hiệu, đặc biệt tất cả đều làm từ bạc, bởi với ông, bạc đồng nghĩa với sự tinh khiết, mà âm nhạc thì không thể thiếu được yếu tố này. Ông cũng chính là người “khai sáng” và tiên phong trong việc dùng nguyên liệu bạc để sản xuất thiết bị hi-end audio ngày nay. Ông không thích các linh kiện được cung cấp hàng loạt, vì theo Kondo san, những nhà sản xuất linh kiện thường ưu tiên cho sản phẩm đại trà. Điều ông muốn làm là đạt được âm thanh đặc biệt như trong giấc mơ của mình. Hay nói cách khác, Kondo san ưu tiên âm thanh chứ không phải hiệu quả của sản xuất.

Kỷ nguyên mới
Thành lập hãng Audio Note từ năm 1976, đến năm 1989 Kondo san cho ra mắt ampli Ongaku dùng bóng công suất 211 danh tiếng. Đối với các tín đồ âm thanh yêu thích bóng đèn điện tử trên khắp thế giới, nếu 300B được xem là “nữ hoàng” thì 211 lại được xem là “vua” của các loại bóng. Bởi ngoài việc có thể cống hiến công suất lớn hơn gấp nhiều lần, 211 còn có thể tạo ra trung âm không kém 300B bao nhiêu, trong khi giải trầm lấn lướt hẳn. Mà đây lại là cái mà các audiophile sở hữu những cặp loa cứng đầu rất cần. Và nó cũng trở thành triết lý để ông và các học trò, như Masaki Ashizawa (Giám đốc điều hành Audio Note Kondo hiện nay), vững bước với lựa chọn của mình, tiếp tục ra mắt nhưng chiếc ampli đèn 211, trong đó nổi trội nhất là ampli công suất monoblock Kagura 211, được xem là sản phẩm đầu bảng hiện nay của hãng, một tượng đài của Audio Note Kondo trong kỷ nguyên mới.Audio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 3Audio Note Kondo Ongaku – Huyền thoại ampli đèn chạy 2 bóng 211 Không giống những hãng sản xuất thiết bị âm thanh khác trên thế giới, triết lý của Audio Note Kondo là không nâng cấp những phiên bản ampli sẵn có thành MKI hoặc MKII mà thiết kế, chế tạo hẳn một mẫu sản phẩm mới để tung ra thị trường. Vì thế, khi nhận thấy chiếc Gakuon – cũng dùng hai bóng 211/kênh – có vài nhược điểm khi chơi những bản nhạc đòi hỏi phải có độ êm, ngọt và thoải mái, những yếu tố mà một sản phẩm khác của hãng là Souga (dùng bóng 300B SE, công suất 8W) luôn có sẵn, Masaki và các cộng sự quyết định nghiên cứu chế tạo một chiếc ampli mới có thể đáp ứng được những tiêu chí trên, đồng thời phải giữ lại được những ưu điểm của Gakuon như độ động, công suất, âm hình… Dự án bắt đầu được bắt tay thực hiện vào năm 2011. Ban đầu, ông đã cùng Katsura Hirakawa (trưởng bộ phận thiết kế) dự định phát triển sản phẩm mới dựa trên nền tảng có sẵn của Gakuon, nhưng sau một thời gian cả hai nhận ra rằng điều đó là không thể và nếu muốn đạt được mục tiêu đề ra, họ chỉ còn cách quay trở lại vạch xuất phát. Thế là Kagura đã được phát triển theo hướng mới.Audio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 4

Ông Masaki Ashizawa đã xây dựng được một tượng đài Kondo mới!

Thiết kế và cấu tạoAudio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 5Dù cũng dùng 2 bóng công suất 211/kênh (mono block) theo mạch parallel single ended (PSE), cùng mức công suất 50W như Gakuon nhưng mọi người không hề thấy một điểm tương đồng nào giữa hai “anh em” trên Kagura, khi nó ra mắt trên thị trường. Khác biệc lớn nhất của Kagura so với Gakuon chính là hình dáng bên ngoài của nó được làm bằng nhôm đen tuyền ở mặt trước và sau, còn mặt trên và dưới được làm bằng đồng nhằm giải nhiệt nhanh nhất cho các loại bóng đèn trên mặt cũng như chống các loại nhiễu điện từ xâm nhậm từ bên ngoài. Vì thế trông Kagura chẳng khác gì hai tòa cao ốc “quá khổ” nhưng đầy sang trọngAudio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 6Phía trước ở mặt trên mỗi block là một bóng 12AU7 cho phần mở và 2 bóng 6SN7 cho phần lái. Phần nắn nguồn Kagura cũng dùng 4 bóng GZ34/kênh như Gakuon. Nhưng phần nguồn của Kagura được tách riêng với một bộ nguồn dành cho phần đốt tim và một bộ nguồn dành cho phần cao áp của bóng công suất và bóng pre.Audio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 7Biến thế xuất âm của Kondo Kagura

Vì vậy, riêng một block của máy đã phải dùng đến 3 cục biến thế nguồn, 4 cuộn cảm (choke) lọc cao áp và phần lọc đốt tim đèn phải dùng đến số lượng tụ có trị số lên đến 20.000 uF, để cung cấp 4 loại điện áp khác nhau (+/-200v, +450v và +900v). Đó cũng là lý do chỉ riêng một kênh phải dùng đến hai sợi dây điện cấp nguồn cho máy. Theo nghiên cứu của hãng, cách thiết kế cách ly phần nguồn đốt tim với phần nguồn cao áp sẽ giúp Kagura cải thiện tỉ lệ nhiễu trên tín hiệu ở mức cao nhất. Thậm chí, ông Masaki còn tự hào cho rằng mạch nguồn này chính là trái tim và linh hồn trong thiết kế của hãng.Audio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 8Audio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 9Một dấu ấn nữa của Kagura là biến thế nguồn, xuất âm và choke đều có lõi cut core (c-core) thay vì lõi EI như thường thấy trước đây. Dù còn nhiều tranh cãi về ưu nhược điểm của hai loại lõi biến áp này nhưng đa phần đều khẳng định lõi c-core cho băng thông rộng hơn, nhạc tính tốt hơn, vì vậy giá tiền cũng đắt hơn EI. Một điểm cộng nữa của Kagura là các tụ bạc dùng trong máy đều được thiết kế và cải tiến lại, bằng cách dùng loại vật liệu cao cấp hơn (chưa từng sử dụng trước đây) để chế tạo phôi tụ. Phần tụ lọc nguồn, những tụ kép 100 uF/500v thường thấy trước đây đều được thay bằng tụ dầu có trở kháng thấp và chịu được điện áp lên đến 1000v. Các loại tụ mới này theo hãng sẽ giúp âm thanh được cải thiện và hay hơn loại tụ cũ rất nhiều.

Trình diễnAudio Note Kondo Kagura - Phát họa chân thật nhất đặc tính phức tạp của sân khấu live ảnh 10Để giúp Kagura truyền tải hết nội lực của mình, chúng tôi ghép với pre Audio Note Kondo G70 cùng dây dẫn bằng bạc của hãng. Loa tham chiếu là Kharma Exquistie Grand, có thiết kế 7 driver, 4 đường tiếng, độ nhạy 92dB. Bài mở đầu là Symphony N0.9 in E Minor, Op.95 do dàn nhạc giao hưởng Chicago Symphony trình diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Fritz Reiner. Không cần “làm nóng”, ngay nốt nhạc đầu tiền Kagura đã tạo ra một âm hình khổng lồ, cân bằng và độ động được chuyển đổi một cách đầy thuyết phục, từ những nốt nhẹ nhất cho đến đoạn cao trào. Những người cùng nghe với chúng tôi đều khẳng định Kagura đã “khiêng” các bức tường ra khỏi phòng nghe nhạc, khiến họ có thể cảm nhận các nhạc công và nhạc cụ được sắp xếp thứ tự như đang chơi trên sân khấu thật đồng thời tạo ra âm thanh tràn ngập khắp phòng.Chuyển qua bài Cello Concerto in G. Minor của Vivaldi, do dàn nhạc City of London Sinfonia trình diễn, âm thanh trở nên ấm áp và rất mượt (nhờ các linh kiện và dây dẫn trong máy đều bằng bạc). Tiếng dây của đàn cello và dàn nhạc chắc và sâu đáng kinh ngạc, còn dải tần được mở rộng miên man. Đặc biệt, từng nốt của đàn cello nghe chi tiết và nổi bật hơn hẳn những ampli chúng tôi từng nghe trước đây. So với ampli tích hợp Ongaku, Kagura thể hiện từng lớp chi tiết nhỏ nhất tốt hơn đồng thời độ rõ ràng, mạch lạc và có sắc thái “mầu mị” mê hoặc hơn.

Kết luận
Kagura trong tiếng Nhật có nghĩa Đền thờ của âm nhạc hay Âm nhạc dành cho thượng đế. Điều này cho thấy ông Masaki và các cộng sự đã dành ra rất nhiều tâm huyết và công sức để tạo nên một sản phẩm xứng đáng với tên gọi của nó. Đối với họ, Kagura chính là để phác họa sự kết nối âm thanh với thế giới mở nhằm đem lại âm thanh nguyên bản trong từng hơi thở của âm nhạc. Vì vậy, chẳng có gì lạ khi ông Marek Dyba, một chuyên gia về âm thanh nổi tiếng trên thế giới, từng nhận xét: “Nếu các audiophile đang tìm kiếm một chiếc ampli có thể tái tạo một sân khấu như thật, hãy tìm đến và lắng nghe Kagura trình diễn. Chắc chắn Kagura sẽ giúp bạn đắm chìm vào những giai điệu quyến rũ của âm thanh”.

 Nguồn: Nghe Nhìn Việt Nam/ Quốc Bảo