Người dùng dòng máy ảnh Sony E full-frame mirrorless toàn khổ không gương lật vừa được hỗ trợ thêm ống kính chụp chân dung nhẹ nhàng và tiện dụng. Đó là ống kính Samyang/ Rokinon AF 75mm f/1.8 FE.

Hẳn nhiều người không còn xa lạ với cái tên Samyang – hãng Hàn Quốc sản xuất hàng loạt ống kính chất lượng cao với giá cả phải chăng. Rokinon thực chất là tên nhà phân phối của ống kính AF 75mm f/1.8 FE do Samyang sản xuất, có trụ sở đặt ở Bắc Mỹ.

Độ dài tiêu cự 75mm 

Độ dài tiêu cự 75mm có một chút khác biệt so với các tiêu cự khác dùng trong hệ thống máy ảnh Full-frame (máy ảnh toàn khung). Tuy nhiên, Samyang cho biết độ dài tiêu cự này rất phổ biến trong thời kỳ đỉnh cao của máy ảnh quang trắc. Hiện tại, máy ảnh có khung ngắm “viewfinder” đang được nhiều người dùng do chúng có thể tự lấy nét, nhưng lấy nét theo kiểu “frameline” (người dùng tự điều chỉnh máy ảnh để ảnh lấy nét và ảnh thật trùng nhau) cũng có những ưu điểm nhất định.

Độ dài tiêu cự này gần như đi vào quên lãng, nhưng công ty cho biết đây là tiêu cự nằm giữa các tiêu chuẩn 50mm và 85mm, cực kỳ phổ biến trong chụp ảnh chân dung.

Ống kính nhẹ gọn chất lượng cao

Lựa chọn độ dài tiêu cự 75mm đồng nghĩa với việc sở hữu một ống kính nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn ống kính 85mm, nhưng vẫn có hiệu ứng nén (compression) tốt hơn tiêu cự 50mm – một hiệu ứng “vi diệu” khi chụp chân dung giúp kéo gần khoảng cách giữa các lớp không gian để tạo ra một bức ảnh hoàn hảo. Với cân nặng 9oz, tương đương với 255.15g, ống kính này nhẹ hơn đáng kể so với Rokinon AF 85mm f / 1.4 nhờ vào độ dài tiêu cự ngắn hơn và khẩu độ hẹp hơn. Ống kính này cũng nhỏ gọn, có chiều dài dưới 3 inch, rất phù hợp với máy ảnh không gương lật nhỏ gọn và nhẹ. Dù vậy, ống kính vẫn đảm bảo được cấu tạo từ 10 lá khẩu trong 9 nhóm.

Samyang cũng cho biết ống kính này hỗ trợ độ phân giải cao với từng chi tiết rõ nét. Độ dài tiêu cự trung bình và khẩu độ f / 1.8 giúp tách nền khi tạo hiệu ứng bo tròn, mềm mại. Ba thấu kính có độ tán xạ cực thấp mà bạn thường thấy ở các dòng thấu kính chất lượng cao giúp người sử dụng dễ dàng căn nét, nhất là khi chụp ở cự ly gần như ảnh chân dung. Ngoài ra, thấu kính có độ khúc xạ cao giúp chống lại hiện tượng quang sai màu. Cùng với đó là lớp tráng phủ (coating) UMC của Samyang, giúp giảm hiện tượng flare khi có nguồn sáng quá mạnh và duy trì độ tương phản phù hợp.

Tính năng lấy nét tự động sử dụng động cơ bước (stepping motor) được thiết kế để tăng cường độ chính xác mà không tạo ra hiện tượng nhiễu hạt đen trên ảnh (noise).
Lấy nét tự động hoặc tùy chỉnh 

Một tính năng có phần đổi mới là vòng điều khiển tùy chỉnh (custom control ring). Người dùng có thể thay đổi từ lấy nét tự động sang điều khiển khẩu độ bằng cách sử dụng một công tắc trên vành gờ ống kính. Thông thường, các vòng điều khiển tùy chỉnh không được phổ biến mặc dù hầu hết đều được lập trình trong hệ thống menu của máy ảnh.

Chế độ 1 làm cho vòng điều khiển hoạt động như một vòng lấy nét, nhưng chỉ khi máy ảnh được đặt trên DMF (Lấy nét thủ công trực tiếp, đối với các điều chỉnh MF trong khi ở chế độ AF) hoặc M (Lấy nét thủ công). Chế độ 2 làm cho nó trở thành một vòng khẩu độ và nó cực kỳ hữu ích cho những người thích xử lý ảnh hoặc dùng cho quay phim. Nhiều ống kính cũng sử dụng các vòng lấy nét và khẩu độ chuyên dụng riêng, nhưng kiểu thiết kế một vòng như thế này phù hợp hơn cho ống kính nhỏ và đơn giản như AF 75mm f/1.8 FE.

Không có tính năng weather-seal

Nếu nói về nhược điểm của AF 75mm f/1.8 FE thì đó chính là việc thiếu tính năng weather-seal giúp bảo vệ máy ảnh khỏi các tác động xấu của thời tiết như mưa nhỏ, cát, bụi,… Khá nhiều dòng ống kính tầm trung đã hỗ trợ tính năng này để đảm bảo an toàn với thiết bị nhạy cảm này nhưng AF 75mm f/1.8 FE lại không. Đây có thể là một điểm trừ đối với những nhiếp ảnh gia khó tính.

Ngoại trừ nhược điểm đó, AF 75mm f/1.8 FE dường như là một ống kính hoàn hảo và hiệu quả để lựa chọn.

Nguồn: TCN