Vào ngày: 02/02/2018 thứ sáu- 20:00

Tại: Phòng hòa nhạc nhỏ học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Thông tin từ nhà tổ chức:

Hanoi New Music Ensemble
Mở đầu mùa diễn 2018 với chương trình
SUY TƯ TRĂNG ĐÔNG

Với các tác phẩm của:
– Nguyễn Thiện Đạo
– Vũ Nhật Tân
– Nguyễn Minh Nhật
và nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc

Chương trình do nhạc trưởng Jeff Von Der Schmidt dàn dựng và chỉ huy.

Chương trình:

01. Nhạc Việt cổ: “Đàn – Phách”
Đông Kinh Cổ Nhạc: NSND Xuân Hoạch, đàn đáy – NS Hải Đăng, đàn Nhị – NS Thùy Chi, đàn Tranh – NS Trọng Thủy.
Hoà thanh của ba cây đàn cổ truyền Việt Nam (đàn Đáy, đàn Nhị, đàn Tranh) với tiết tấu của bộ gõ làm bằng tre và bọc da (trống Đế, trống Cơm).

02. Nguyễn Thiên Đạo:
“Tuyến Lửa” (trích đoạn từ tác phẩm hoàn chỉnh cho tứ tấu đàn dây và bộ gõ)
Phạm Trường Sơn, violin 1 – Vũ Thị Khánh Linh, violin 2 – Khúc Văn Khoa, viola – Đào Tuyết Trinh, cello – Lữ Mạnh Cường.

Năm 1969, với tác phẩm “Tuyến Lửa” tại Festival nghệ thuật hiện đại quốc tế Royan, Nguyễn Thiện Đạo là một tên tuổi Việt Nam nổi lên như một hiện tượng trong nghệ thuật hàn lâm thế giới. Tác phẩm là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân Việt Nam.

03. Vũ Nhật Tân:
“Châm” cho tứ tấu đàn dây
Trường Sơn, Khánh Linh, Văn Khoa, Tuyết Trinh

“Châm” được sáng tác vào năm 2001 khi Vũ Nhật Tân đang học sáng tác và âm nhạc điện tử tại Hochshulefuer Music Cologne, Đức. Tan được truyền cảm hứng bởi sự pha trộn giữa 2 yếu tố: âm nhạc điện tử và Âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Tác phẩm “Châm” chính là kết quả pha trộn giữa 2 yếu tố này.

04. Nguyễn Minh Nhật:
“Rise/Fall” (Lên/Xuốn) cho sáo, kèn clarinet, bộ gõ, piano và tứ tấu đàn dây
Nguyễn Trọng Bằng, Flute – Nguyễn Quốc Bảo, Clarinet – Phạm Trường Sơn, Violin – Vũ Thị Khánh Linh, violin – Khúc Văn Khoa, viola – Đào Tuyết Trinh, Cello – Lữ Mạnh Cường, Gõ – Trần Thái Linh

Bài Octet diễn tả một hành trình từ sự sụp đổ đi tới sự phục hồi. Mọi sự sụp đổ, thất bại thường diễn ra nhanh chóng, vì nhiều nguyên nhân, trong cuộc hay ngoài cuộc, ứ đọng qua một thời gian dài cho đến đỉnh điểm vỡ trào. Tác phẩm bắt đầu với kết quả gây nên bởi một sự kiện từ trước, rồi mới trình bày các nguyên nhân, thay vì cấu trúc nguyên nhân – kết quả thường gặp hơn. Vì vậy, những gì xảy ra trước sự sụp đổ và sau quá trình phục hồi đều không được đề cập đến bằng âm nhạc, tạo nên cảm giác như tác phẩm chưa viết xong hay sẽ bị lặp lại theo một chu kỳ một cách không thể tránh khỏi. Ý tưởng ban đầu viết tác phẩm để dành cho Nhóm Nhạc Đương Đại Hà Nội.

 

Nguồn: hanoigrapevine.com