Không chỉ được đánh giá cao ở thời điểm mới ra mắt, cho đến nay những thiết bị được liệt kê dưới đây vẫn được đánh giá rất cao và được săn tìm dù tuổi đời có khi phải đến hơn nửa thế kỷ.

Dynaco ST-70

Năm 1959, Dynaco chính thức giới thiệu mẫu ampli đèn hai kênh ST-70 (ST là viết tắt của Stereo), kết hợp giữa mạch Williamson rất phổ biến ngày nay với biến áp xuất âm chất lượng cao. Nhờ vào công suất lớn so với ampli đèn thông thường cùng khả năng phối ghép loa tốt.

ampli dynaco st 70

ST-70 sở hữu công suất 35 watt / kênh, ở thời điếm đó con số ấy là mức công suất rất lớn. Đồng thời, người nghe cũng ưa chuộng chiếc ampli này vì nó rất hợp với những cặp loa thùng kín có độ nhạy thấp. Bởi vậy, đây vẫn được cọi là một chiếc ampli có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Trong suất thời kỳ ST-70 được sản xuất, Dynaco đã bán được hơn 350 nghìn chiếc cả ở dạng thành phẩm lẫn bộ kit, đồng thời còn phát triển một biến thể sử dụng đèn chân không có tên là Model T.

Linn Sondek LP12

Trong số các mâm đĩa than cổ điển còn tồn tại đến ngày nay, Linn Sondek LP12 có lẽ là chiếc gây nhiều tranh cãi nhất. Cỗ máy này sở hữu một thiết kế khá đơn điệu nhàm chán, giá thành cao đến mức đáng sợ, độ động rất đáng để tranh cãi và tất nhiên, thể hiện quá rõ chất âm của mình lên bản nhạc, điều mà một thiết bị hi-end cần phải tránh. Xét về thiết kế, điểm duy nhất mang tính sáng tạo ở chiếc mâm đĩa than này là thiết kế trục bearing đơn điểm, trong khi hệ thống motor dùng dây cu-roa cùng thân máy phụ với hệ treo ba điểm hoàn toàn học từ mẫu mâm đĩa than Acoustic Research XA năm 1961, nghĩa là hơn một thập kỷ trước khi LP12 chính thức ra mắt.

linn sondek lp12

Thế nhưng, LP12 vẫn là một thiết bị có ảnh hưởng sâu sắc, chủ yếu là về yếu tố marketing. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, giới chơi âm thanh vẫn coi loa là bộ phân quan trọng nhất, quyết định chất âm của hệ thống. Linn đã đi trước thời đại, chứng minh rằng mâm đĩa than cũng có chất âm của nó, và rõ ràng trong một hệ thống cao cấp, nguồn phát cũng ảnh hưởng rõ rệt đến chất âm. Vì đã góp phần thay đổi quan điểm xây dựng hệ thống âm thanh, LP12 rất xứng đáng được xem như một thiết bị quan trọng nhất mọi thời đại.

Audio Research SP3

Ở thời điểm mới ra mắt (1972), SP3 có lẽ là chiếc preamp có chất âm tốt nhất trên thị trường, và với giá bán lẻ chưa đến 600 đô la, đây cũng được xem như là một thiết bị có giá thành rất hợp lý. Tuy nhiên, những điều vừa kể ra chưa đủ để khiến nó xuất hiện trong danh sách này. Chính cha đẻ của nó – William Zane Johnson cùng thiết kế sử dụng đèn điện tử chân không mới là điều khiến SP3 trở nên cực kỳ đặc biệt.

ampli audio reseach sp3

Cùng với thương hiệu Audio Research, Johnson đã đưa đến thị trường một thiết bị hoàn hào, hoàn toàn có thể thay được những chiếc ampli bán dẫn đang được sử dụng rất phổ biến ở nước Mỹ thời điểm ấy. Những sản phẩm đầu tiên của hãng – power-amp Dual 50 cùng hai preamp SP-1 và SP-2 có thể xem như là màn ra mắt ngoạn mục. Thế nhưng, phải đến năm 1972, với sự ra mắt của chiếc preamp huyền thoại SP-3, Audio Research mới tự định vị mình là thương hiệu dẫn đầu trong mảng thiết bị audio hi-end sử dụng đèn điện tử, đồng thời cũng mở đầu phong trào phục hưng Hi-end diễn ra vào cuối thập niên 70.

Mark Levinson ML-2

Thuở mới bắt đầu xuất hiện, ampli bán dẫn được kỳ vọng sẽ thay thế cho ampli đèn nhờ vào công suất vượt trội của mình, thế nhưng vì chất âm mà nó chỉ có thể trở thành công dân hạng hai, khó có thể thay thế được ampli đèn đối với những người khó tính. Thế rồi, mọi thứ thay đổi vào năm 1977, khi Mark Levinson giới thiệu mẫu monoblock power-amp ML-2 của họ. Đây là một chiếc ampli thuần class A, công suất 25 watt ở trở kháng 16 Ohm, cực kỳ đồ sộ (nặng 34kg), chạy rất nóng và tản nhiệt vừa to vừa sắc, có thể khiến người ta đứt tay nếu không cẩn thận. Mức giá của chiếc power-amp này là 3600 đô la ở thời điểm mới ra mắt, khiến ML-2 là một trong những thiết bị đắt giá nhất lúc bấy giờ.

ampli Mark levison ml 2

Không chỉ vậy, ML-2 cũng khắc phục được những vấn đề âm học của ampli bán dẫn tưởng như không thể giải quyết được, có thể chơi rất ổn với âm lượng lớn nhưng khi vặn nhỏ thì thiếu tiếng. Đồng thời, chiếc monoblock này cũng phô diễn được sức mạnh tiềm năng mà ampli đèn khó cỏ thể làm được, đó là khả năng kiểm soát tốt, đáp ứng tức thời và tốc độ nhanh.

Còn tiếp …

Nguồn: tapchihifi.com/Nguyễn Hào