Nhu cầu nghe và thưởng thức âm nhạc ngày càng tăng của các audiophile khiến cho các nhà sãn xuất thiết bị âm thanh rất đau đầu trong việc tái hiện lại âm thanh trung thực và rỏ nét nhất có thể. Có rất nhiều phụ kiện với mục đích làm tăng chất lượng âm thanh ngay từ khi chuyển đổi tín hiệu điện tử sang dạng analog. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết khi chọn một thiết bị DAC cao cấp. 

DAC là viết tắt của cụm từ Digital Analog Converter – bộ chuyển đổi tín hiệu điện tử thành analog. Ngay cái tên đã nói lên công dụng của thành phần quan trọng hàng đầu trọng hệ thống nghe nhạc này. Sở dĩ cần tới DAC bởi ampli chỉ nhận tín hiệu dạng analog, trong khi các tập tin nhạc số lại lưu trữ dưới dạng tín hiệu điện tử, và đây chính là nhiệm vụ của DAC. 

Những điều cần biết khi chọn một thiết bị DAC cao cấp

Một bộ DAC hoàn chỉnh được sử dụng để thay thế các máy chơi nhạc phổ biến trước đây như đầu CD, máy quay đĩa than, … với độ thuận tiện về mặt lưu trữ, quản lý. Tuy nhiên, DAC không chỉ tồn tại dưới dạng một thiết bị chuyên biệt (stand alone DAC), mà còn được tích hợp sẵn vào các thiết bị chơi nhạc kỹ thuật số như máy nghe nhạc, máy tính, TV hay điện thoại… dưới dạng chip DAC chuyên trách xử lý tín hiệu âm thanh. 

Khi không đi kèm amply, một mình DAC gần như không thể khiến loa hay tai nghe phát ra nhạc. Do do vậy, trong thời gian gần đây, nhiều nhà sản xuất DAC chuyên nghiệp có xu hướng tích hợp cả mạch amply, preamp hoặc headamp cho DAC. Song đây thường chỉ là lựa chọn gọn gàng, chứ không mang tính tối ưu về chất lượng.
Có 2 hình thức truyền tải tín hiệu số của DAC:

Những điều cần biết khi chọn một thiết bị DAC cao cấp

   -Cách thứ nhất:
Là biện pháp truyền tải tín hiệu số digital thông qua một mạch điện cấu tạo từ một chuỗi các điện trở. Cứ mỗi thay đổi trong giá trị số digital sẽ làm thay đổi mức điện áp đầu ra của mạch tạo ra sóng tín hiệu. Mạch DAC loại này thường được gọi là mạch DAC trở nối tiếp (Resistor Ladder DAC) hay R2R. Đây là cách truyền tải trực tiếp không qua một bộ lọc hay bộ tinh chỉnh tín hiệu nào, giúp tín hiệu được truyền tải và chuyển đổi một cách chính xác nhất có thể.
Lý do lớn nhất mà các nhà sản xuất ngày càng kém mặn mà với chuẩn R2R là do giá thành sản xuất cao cùng kỹ thuật gia công khó khăn. 

Những điều cần biết khi chọn một thiết bị DAC cao cấp

  -Cách thứ hai:
Là biện pháp truyền tải và chuyển đổi liên tục thông qua một phần cứng tính toán nào đó (máy tính chẳng hạn). Phần cứng tính toán này có nhiệm vụ đọc và phân tích liên tục các bit được truyền tải bằng những thuật toán chuyên dụng, sau đó tiếp tục đưa các bit này qua các bước tính toán nhằm xác định chính xác các thông tin về tín hiệu truyền tải, cuối cùng phần cứng tính toán này sẽ tự tổng hợp các thông số và đưa ra một quyết định định mức dòng điện tốt nhất được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu. Cách này gọi là phương thức Delta-Sigma. 

Phương thức này rất hữu dụng trong các loại hình truyền tải âm thanh phổ biến như Internet radio, nhà hát gia đình home theater, các máy Mp3, IPODS, camera kỹ thuật số hay thậm chí trong cả các dàn máy SACD… Với mức tiện dụng cao, giá thành lại rẻ, các thiết bị DAC Delta-Sigma ngày càng được phát triển và sản xuất bởi các nhà sản xuất lớn. Đa số các sản phẩm DAC Delta-Sigma hiện nay đều có khả năng giải mã âm thanh HI-RES chuẩn 24bit/192kHz một cách hiệu quả.

Những điều cần biết khi chọn một thiết bị DAC cao cấp

Nếu là một tín đồ audiophile thứ thiệt, thì việc lựa chon DAC R2R là không thể bàn cãi. Thiết bị DAC R2R sẽ cho ra chất lượng âm thanh hoàn toàn ăn đứt người anh em Delta-Sigma của mình, nhất là với một bộ dàn cao cấp sử dụng SE (Single Ended) Tube 300B hay Amp 2A3, hay với bất kỳ các Amp Class A PP (Push-Pull) cao cấp nào. Để tận dụng hết mức giá bạn đã bỏ ra cho một dàn nghe cao cấp, R2R là một lựa chọn đáng giá nếu không muốn nói là phải có để nâng giá trị trải nghiệm của bạn đến mức cao nhất.

 
Nguồn: binhminhdigital.com