monospace-current-source-amplifier.jpg

Có quá nhiều cách giải thích cho công nghệ current source mà không phải thiết bị current source amp nào cũng giống nhau. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn và củng cố thêm các nhận định về current source amp, bài viết sẽ diễn giải chi tiết các đo đạc và thông tin qua các thử nghiệm sau đây

Phản hồi đơn âm – Single Tone Response (STR)

monospace-current-source-amplifier-2.jpg

Một current source amp thuần túy nhận tín hiệu điện áp input và xuất tín hiệu dòng điện ra output. Ví dụ ta có tín hiệu điện áp âm thanh RMS 500Hz 1 Volt truyền tải đến có mức âm lượng output 1 Amp RMS. Với điện trở có giá trị 1 Ohm, chúng ta sẽ có số đo 1Vrms đi qua điện trở. Nếu thay bằng điện trở 2 Ohm, amplifier sẽ xuất ra dòng tín hiệu 1Arms, chúng ta sẽ có giá trị 2Vrms đi qua điện trở. Nếu amplifier hoạt động như trên, thì nó chính là một current source amp thuần túy.

Dùng một headphone current amplifier Bakoon HPA-21 để thử nghiệm với nhiều mức tải trở khác nhau cũng cung cấp cho người viết một vài kinh nghiệm quý báu. Ở trường hợp này ta có tín hiệu điện áp âm thanh 500mVrms 500Hz input cho Bakoon, với output 1mArms qua mức tải 150 Ohm, kết quả sẽ là 150mVrms đi qua mức tải.

Với các mức tải trở khác nhau các kết quả vẫn gần như được giữ nguyên trong khoảng 1mVrms/1 Ohm với tất cả các mức tải. Nó chỉ hơi sai lệch một chút với các mức tải 600 Ohm và 16 Ohm. Có thể là do điện trở không chịu nổi mức tải 600 Ohm và trở của dây dẫn có vấn đề ở mức tải 16 Ohm.

Tác dụng của Frequency Response (tần số phản hồi) với các mức trở kháng khác nhau của tai nghe.
Nhiều loại tai nghe có trở kháng thay đổi với tần số được sử dụng. Ví dụ Sennheiser HD 800 có trở kháng khoảng 630 Ohms/100Hz, tuy nhiên lại có mức trở kháng 340 Ohms/2kHz.

monospace-current-source-amplifier-3.jpg

Hình trên mô tả sự thay đổi liên tục thông số trở kháng của HD 800. Đúng với thử nghiệm trên, ta thấy mức trở kháng của HD 800 ở mức 100Hz có giá trị gấp đôi so với ở mức 2kHz. Sử dụng một current source amp thuần túy, mức cân bằng âm sẽ được thay đổi tùy thuộc vào đường cong trở kháng của chiếc tai nghe.

monospace-current-source-amplifier-4.jpg

Trong hình trên, những đường màu xanh mô tả trường hợp HD 800 được tải bởi voltage amplifierthông thường. Các đường màu đỏ là trường hợp đối với một current source amplifier. Ở 100Hz, mức trở kháng của HD 800 có giá trị khoảng gấp đôi so với ở 2kHz. Current source amplifier sẽ có khả năng tăng gấp đôi mức điện áp truyền tải qua HD 800, và kết quả là giá trị 6dB ở 100Hz (tăng gấp đôi độ lớn amplitude).

Trở kháng của HD 800 cũng gia tăng ở mức 7kHz (chính là các đường màu đỏ có giá trị cao hơn các đường màu xanh ở 7kHz như trong hình). Đây là một trong những mức dao động trở kháng hiếm thấy hầu như chỉ có ở HD 800.

Sau đây là thử nghiệm với V-Moda M-80.

monospace-current-source-amplifier-5.jpg

M-80 có mức trở kháng nằm trong khoảng 33 Ohms với nhiều giá trị dao động khác nhau (tuy không bằng HD 800).

monospace-current-source-amplifier-6.jpg

Hình trên mô tả tần số phản hồi của M-80. Ta thấy có một sự thay đổi nhỏ ở phần bass do cộng hưởng của driver chính nằm ở khoảng 40Hz, còn các chi tiết khác không quá khác biệt. Các tai nghe planar magnetic luôn có trở kháng phản hồi khá phẳng, ví dụ như với sản phẩm Mr. Speakers’ Ether.

monospace-current-source-amplifier-7.jpg

Tần số phản hồi của Ether có sự thay đổi rất nhỏ khi sử dụng với voltage amplifier thông thường hay amplifier current source.

monospace-current-source-amplifier-8.jpg

Các đường cong phản hồi bắt đầu có sự thay đổi ở mức dưới 40Hz. Tuy nhiên điều này có thể xảy ra do sự khác nhau trong mạch nối tầng của hai loại amplifier.

Nguồn: monospace.vn