Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống đó chính là mixer(bộ trộn âm), và cùng tìm hiểu về những tính năng của nó trong một dàn âm thanh.

Chúng ta cần phải biết rằng mixer được nhiều người ví như là trái tim, bộ não, là linh hồn của hệ thống âm thanh, nơi nhận tất cả các tín hiệu từ các thiết bị khác như  micro, nhạc cụ, các tín hiệu auido từ DVD, midi… sau đó xử lý toàn bộ các tín hiệu đó rồi cho ra một tín hiệu duy nhất trong thể thức mono hoặc stereo.

Mixer thật sự là một công cụ không thể thiếu đối với người vận hành hệ thống âm thanh, với bàn mixer họ hoàn toàn có thể làm mọi thứ để cho ra chất lượng âm thanh hay và tốt nhất như ý muốn.

tim-hieu-ve-nhung-tinh-nang-cua-mixer-1

Để làm tốt công việc trộn âm hay còn gọi là mix ta cần hiểu rõ các chức năng trên bàn trộn âm. Ngày nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất mixer trên thị trường như Việt nam, Trung quốc, Châu âu, Mỹ… Vì thế, chúng ta nên tìm hiểu thật kĩ và xác định rõ nhu cầu của mình để có thể lựa chọn mixer cho phù hợp. Do chúng được chia ra làm hai phân cấp, một loại cho phòng thu gọi là studio và loại cho sân khấu biễu diễn là live performance, còn một số loại mini thường dùng cho quán coffee, karaoke… Và mỗi cấp còn được phân loại theo số kênh (channel input) và số nhóm (group) mà chúng có. Nhưng cho dù là bất kỳ mixer nào, loại đắt tiền hay loại rẻ tiền thì chúng đều có chung một nguyên tắc vận hành.

Dưới đây là những tính năng của một bàn mixer mà các bạn cần phải biết để có thể vận hành tốt một hệ thống âm thanh:

1. Các chức năng chính của một mixer

Input module (khối các kênh ngõ nhập) gồm có ngõ Input Stereo và Input Mono.

Master (trộn âm và xuất tín hiệu) được chia thành 3 phần

      + Phần master: khống chế ngỏ ra chính, ngõ tín hiệu cuối cùng.

      + Phần quản lý các nhóm của tín hiệu (sub-group). Thường thì tính năng này không có trên các loại mixer nhỏ.

      + Phần quản lý các ngõ ra/vào phụ (Aux, send, return)

2. Các chức năng trên Input Mono

_ Phantom power: công công tắc để tắt/mở nguồn điện DC ( thường là 48V ) dùng để cấp cho micro condenser (micro điện dung) được sử dụng vào kênh này. Trên mixer nhỏ nguồn phantom thường chỉ là một công tắc duy nhất cho tất cả các kênh Input.

_ Phase reverse: công tắc chuyển đổi cực tính giữa “+“ và “–“ của dây tín hiệu đang được nối vào ngõ này nếu cần.

_ Mic/Line: là ngõ vào của chế độ làm việc khi ta đưa tín hiệu vào, để vị trí Mic khi tín hiệu đang đưa vào là tín hiệu của micro hay một tín hiệu nào đó mà độ lớn chỉ xấp xỉ bằng cường độ của micro. Vị trí của Line là khi tín hiệu đưa vào thuộc tiêu chuẩn của line như keyboard, trống điện tử, đầu DVD, midi,….

tim-hieu-ve-nhung-tinh-nang-cua-mixer-2

_ Gain/Trim: sau khi đã chọn đúng vị trí của Mic / Line tiếp tục dùng chức năng này để điều chỉnh cường độ tín hiệu cho đủ lớn, đúng theo sự chỉ dẫn về cấu trúc độ tăng âm của tín hiệu.

_ Tone control: chức năng này thường gồm 3 phần

         + Low cut: là mạch lọc tần số được thể hiện bằng một công tắc, nếu không nhấn nút này thì các tần số cực trầm được giữ nguyên. Nếu nhấn thì thì tần số cực trầm được cắt bỏ và cắt bỏ tới đâu thì thường được chỉ ra tại vị trí của nút này hoặc xem trong sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

         + Tone control: là mạch lọc tần số nhưng linh động hơn dùng để chỉnh cân bằng âm vực cho tín hiệu đang dùng . Tuỳ loại mixer mà ta đang có mạch lọc này thuộc dạng Shelving, dạng 3-4 kênh tần số cố định hay dạng 3-4 kênh có lựa tần số. Có loại mixer đắt tiền có chức năng này với mạch lọc parametric.

        + EQ in/out: nó là một công tắc nếu ta không nhấn có nghĩa tone control không có hiệu quả, tín hiệu xem như đi thẳng đến phần sau. Nếu ta nhấn lúc đó tone điều chỉnh mới có hiệu lực trên tín hiệu đang vào.

_ Aux send/Effect send/Monitor send: chức năng này được hiểu đây là một loạt các cổng ra mà mỗi ngõ đều có một nút để khống chế cường độ tuỳ ý. Mỗi cổng ra này đều có một jack output tương ứng, các tín hiệu gởi đi này được dùng cho nhiều mục đích như: gởi tín hiệu ra ampli đưa vào loa monitor trên sân khấu, gởi đến các thiết bị kỹ xảo ( effect ), gởi đến máy thu âm…. Tuỳ theo mỗi loại mixer mà ta có từ 2 đến 10 cổng ra tại đây, các tín hiệu gởi ra tại đây có vai trò rất đặc biệt vì tín hệu này còn riêng lẻ chưa đi vào phần trộn của mixer. Ngoài ra tuỳ theo loại mixer mà ta co hay không có một chức năng phụ, đó là một công tắc cho phép tín hiệu gởi ra đi trước hay đi sau cần gạt chỉnh âm lượng ( pre-fader / post fader ) của từng kênh.

tim-hieu-ve-nhung-tinh-nang-cua-mixer-3

_ Pan: chức năng này cho phép ta điều chỉnh tín hiệu của kênh này phát nhiều ở loa trái hay nhiều ở loa phải hay phát điều ở cả hai loa. Cũng là để điều chỉnh tín hiệu này nằm ở nhóm chẵn hay nhóm lẻ trong bộ phân nhóm (sub group) ở phần master.

_ Mute: là một công tắc dùng để tắt mở kênh. Nếu tắt thì tín hiệu không được gởi tới bộ trộn, một loạt các tín hiệu gởi ra ở chức năng Aux send cũng không gởi được đi.

tim-hieu-ve-nhung-tinh-nang-cua-mixer-4

_ Solo/PFL (pre-fader-listensing): dùng một công tắt để tắt mở chức năng này. Chức năng này cho ta kiểm tra cường độ của tín hiệu đã đủ lớn chưa trước khi gởi chúng đến phần master. Khi nhất nút này tín hiệu chỉ thị trên đèn led master là chỉ thị cho tín hiệu của riêng kênh này, đồng thời trong headphone ta cũng nghe được riêng một mình âm thanh của riêng kênh đó. Khi nhả nút này ra Led chỉ thị mặc nhiên là của tín hiệu Master tổng và âm thanh nghe trong headphone là âm thanh tổng. Chức năng này được thiết kế hoạt động bình thường ngay cả khi kênh này bị tắt bởi chức năng Mute.

_ Master/subgroups assignment: Tuỳ theo mixer ta sử dụng có group hay không. Chức năng này thường là một loạt các công tắc. Mỗi công tắc được ghi tên hay đánh số tương ứng với từng group. Khi nhấn nút nào thì tín hiệu của kênh này được gởi đến group tương ứng. Từ đó tín hiệu được gởi ra ngoài qua jack-output hay tiếp tục đi đến bộ trộn master. Ngoài ra tín hiệu tại mỗi kênh có thể cùng lúc vừa gởi đến bộ trộn chính (master) nếu như nhấn hết tất cả các nút hoặc khi chỉ là gởi đến group.

_ Fader: cần gạt chỉnh âm lượng lớn nhỏ cho tín hiệu mỗi kênh. Nếu tại chức năng Aux-send ta đang gởi ra một tín hiệu đi nơi khác trong chế độ pre-fader thì tín hiệu đó không chịu sự tăng giảm lớn nhỏ của cần gạt fader này. Đây là công cụ chính để người vận hành có thể cân bằng âm lượng cho từng nhạc cụ hay giọng ca, giúp cho có thể nghe được mọi thứ trong tổng thể của một bài nhạc.

3. Phần quản lý các ngõ ra vào phụ (master aux send/return)

_ Tương ứng số thứ tự của tín hiệu gởi ra bởi chức năng Aux send trong từng kênh Input đều có một nút khống chế cường độ tổng của nó nằm ở phần master. Các nút này được đánh số thứ tự tương ứng với số của các aux send trong từng kênh.

_ Tuỳ theo loại mixer ta đang có mà phần này sẽ có thêm ngõ vào phụ. Các ngõ vào phụ này đưa tín hiệu đến trực tiếp bộ trộn master, thường các nút để điều chỉnh lớn nhỏ và các hoạt động không có một mạch tone cho tín hiệu này.

4. Phần quản lý các nhóm tín hiệu (Sub groups)

_ Nếu mixer ta có chức năng Sub group, các group nhận tín hiệu từ các kênh qua chức năng assign có trong từng kênh, từng group được xem như một bộ phận trộn nhỏ.Ví dụ: ta có nhiều micro của bộ trống được đưa về một group khi ta tăng giảm fader group xem như ta tăng giảm âm lượng cho cả bộ trống.

tim-hieu-ve-nhung-tinh-nang-cua-mixer-5

_ Tín hiệu nhóm có thể được gởi ra ngoài ngõ ra riêng của nó (group output jack) với các mục đích khác nhau như monitor, thu âm…

tim-hieu-ve-nhung-tinh-nang-cua-mixer-6

_ Tín hiệu nhóm còn có thể vừa được gởi ra ngoài vừa được gởi tiếp đến bộ trộn chính master qua các công tắc master assign. Như vậy group fader là master cho nhóm tín hiệu khi ta cân bằng tín hiệu lại lần cuối trên master.

5. Master (khống chế ngỏ ra chính, ngõ ra tín hiệu cuối cùng)

_ Tín hiệu kiểm tra được thiết kế bao gồm hệ thống đèn Led chỉ thị độ lớn cho tín hiệu. Hệ thống đèn led được thiết kế dùng chung có nghĩa là còn tuỳ thuộc vào tín hiệu mà ta gởi đến hệ thống là gởi từ đâu. Ví dụ như ta nhấn nút pre-fader listening trong từng kênh tín hiệu thì khi đó hệ thống đèn led là chỉ thị cho tín hiệu của riêng kênh đó mà thôi.

Đó là tất cả những gì các bạn cần biết khi muốn tìm hiểu về những tính năng của mixer. Đây tất nhiên chỉ là những kiến thức cơ bản nhất, và cần phải qua quá trình tiếp xúc thực tế để có thể hiểu cũng như tùy chỉnh mixer một cách tốt nhất cho dàn âm thanh.

Theo: soundking.vn