Trong nhiếp ảnh, việc thiết lập các thông số nhất là khẩu độ là việc cực kỳ quan trọng. Bởi nó không những ảnh hưởng đến chất lượng bức hình, mà nó còn mang lại những hiệu ứng độc đáo. Vậy thiết lập khẩu độ như thế nào cho một bức ảnh chân dung? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Thiết lập khẩu độ như thế nào cho bức ảnh chân dung?
 
 
Để bắt đầu cho phần thiết lập thông số khẩu độ, trước tiên, chúng ta cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bức hình như sau:
 
   -Xác định ý tưởng chụp của bạn và quyết định các yếu tố hậu cảnh.
   -Xác định độ dài tiêu cự của ống kính.
   -Cài đặt chế độ thành Aperture-Priority AE.
   -Thay đổi số f theo ý định chụp của bạn.
 
F1.8-F2.8: Để nhấn mạnh chủ thể cộng thêm hiệu ứng bokeh độc đáo
 
Khẩu độ F1.8-F2.8 có thể giúp cho bạn vừa xóa phông mịn màng, làm cho chủ thể nổi bật hoàn toàn hậu cảnh. Với khẩu độ này, bạn không cần quá quan tâm khoảng cách giữa chủ thể với hậu cảnh phía sau, nó cho phép bạn có thể xóa phông mịnh màng cũng như tác nghiệp trong điều kiện thiếu sáng. Bạn có thể tùy chỉnh các thông số khác như tốc độ màn trập hay ISO một cách dể dàng hơn. Nếu bạn đang sở hữu một ống kính có khẩu độ lớn, hãy thử bắt đầu với khẩu độ F2.8, đây cũng là một thiết lập khẩu độ rất phù hợp để làm nổi bật nét mặt trong ảnh cận mặt.
 
Thiết lập khẩu độ như thế nào cho bức ảnh chân dung?
 
F4-F5.6: Để có hiệu ứng bokeh hậu cảnh vừa phải
 
Khi sử dụng tiêu cự tele lớn nhất của ống kính zoom hoặc trong trường hợp chụp cận cảnh, bạn có thể thấy rằng F2.8 tạo ra hiệu ứng bokeh quá mạnh làm mất đi sự chú ý của người xem, lúc này hãy thử sử dụng F4-F5.6. Khẩu độ này được cho là khẩu độ an toàn, nó vừa đảm bảo độ nét cũng như khả năng xóa phông cho bức hình của bạn. Lúc này, khả năng xóa phông phụ thuộc rất nhiều vào tiêu cự của ống kính. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể, cũng như chủ thể với hậu cảnh phía sau.
 
Thiết lập khẩu độ như thế nào cho bức ảnh chân dung?
 
F8-F11: Để đảm bảo độ nét cho toàn bộ chủ thể
 
Đối với những bạn chụp ảnh sản phẩm như quần áo hay trang sức trong studio, việc đảm bảo độ nét cho toàn bộ bức hình thì hãy sử dụng khẩu độ F8 đến F11. Thông thường, các nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng phông nền cùng với một hệ thống đèn flash chuyên nghiệp để đảm bảo hình ảnh đạt độ nét cũng như ánh sáng cần thiết.
 
Thiết lập khẩu độ như thế nào cho bức ảnh chân dung?
 
Những lưu ý khi chụp ảnh chân dung
 
   -2 tiêu cự vàng trong thể loại nhiếp ảnh chân dung đó chính là 85mm và 135mm. Nếu có điều kiện kinh tế, bạn có thể chọn mua cho mình những ống kính tele zoom có dải tiêu cự nằm trong khoảng này như Canon EF 70-200mm f/2.8L IS II USM, hay Sony G Master FE 70-200mm F2.8 GM OSS… để mang lại hiệu quả tuyệt vời nhất.
 
   -Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh sở hữu cảm biến APS-C thì khi sử dụng ống kính, bạn phải nhân tiêu cự của ống kính với hệ số crop của máy ảnh. Ví dụ như máy ảnh Nikon, máy ảnh Sony, máy ảnh Pentax hay máy ảnh Fujifilm thì hệ số crop thường là x1.5, máy ảnh Canon hệ số crop thường là x1.6. Máy ảnh MFT như Panasonic, Olympus thì hệ số crop của chúng là x2.0.
 
Thiết lập khẩu độ như thế nào cho bức ảnh chân dung?
 
   – Hiệu ứng bokeh là một yếu tố quan trọng cần được vận dụng khéo léo khi chụp ảnh chân dung. Khi mở khẩu lớn, bạn sẽ nhấn mạnh chủ thể, làm nổi bật chủ thể so với hậu cảnh. Tuy nhiên, điều này tạo ra hiệu ứng nhòe lớn, có thể khiến cho bạn không chụp được những chi tiết trong một số trường hợp.
 
Nguồn: binhminhdigital.com