Việc lựa chọn cục đẩy công suất bao nhiêu để phù hợp với dàn loa karaoke khá là phức tạp và là câu hỏi khó đối với nhiều bạn, và đã bao giờ bạn nghĩ đến việc lựa chọn cục đẩy công suất có công suất cao trong khi đó bộ loa của mình lại thấp, việc đó sẽ làm hỏng loa của bạn. Vậy như thế nào là đủ và cách chọn ra sao thì xin mời bạn hãy tham khảo bài viết này:

1.  Cách chọn cục đẩy công suất:

– Công suất lý tưởng của cục đẩy công suất là lớn hơn 2 lần công suất RMS (giá trị trung bình) của loa. Một loa có công suất trung bình là 100W  thì thông thường công suất PEAK là 400W. Như vậy, bạn chỉ cần chọn công suất cục đẩy là 200W. Đây sẽ là công suất lý tưởng cho dàn âm thanh. Nếu như bạn đã chót mua cục đẩy công suất trước mà chưa chọn loa thì bạn có thể dựa vào công thức trên để áp dụng chọn loa phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn đang lo ngại về giá thành của cục đẩy công suất lớn thì ít nhất bạn cũng phải chọn cục đẩy công suất lớn hơn hoặc bằng công suất trung bình của loa. Không nên chọn main công suất nhỏ hơn giá trị trung bình của loa.

– Bạn tuyệt đối không được chọn cục đẩy công suất có công suất nhỏ hơn công suất trung bình của loa bởi như vậy âm thanh khi phát ra sẽ gây méo tiếng, rè tiếng, thậm chí có trường hợp dẫn tới cháy loa. Lý giải trường hợp cháy loa là do khi cục đẩy công suất quá yếu thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip. Nếu như việc clip xảy ra trong một thời gian dài thì cục đẩy công suất sẽ chỉ có thể gửi dòng điện một chiều vào loa khiến cho màng loa không co giãn như bình thường, mà cứ giãn mãi không thể co lại được. Khi màng loa không co giãn được sẽ không làm mát côn loa, dẫn tới côn loa bị nóng dần lên đến một mức nhất định sẽ cháy. Và đó là điều không ai mong muốn xảy ra trong quá trình phối ghép.

2. Trở kháng của cục đẩy và loa karaoke:

Bạn nên lưu ý, tổng công suất của loa mà bạn đấu nối với nhau phải nhỏ hơn công suất của cục đẩy nhưng trở kháng của loa lại phải lớn hơn trở kháng của cục đẩy chứ không phải trở kháng của loa cũng nhỏ hơn trở kháng cục đẩu dẫn tới cháy cục đẩy công suất.

3. Cách đấu nối cục đẩy công suất với loa karaoke:

– Đấu bình thường 2 kênh dual chanel: sử dụng tải loa 4Ohm, 8Ohm, 1 Chanel. Có thể sử dụng stereo khi ta tách ra 2 đường tín hiệu vào công tắc môn – stereo và để ở vị trí giữa dual. Với cách đấu nối này chỉ thích hợp khi bạn không cần nâng công suất lên quá lớn. Lưu ý, khi đấu nối 4Ohm thì công suất của máy có thể tăng lên từ 10 Ohm 30% nhưng máy chạy nóng hơn.

– Đấu nối Bridge mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Thường quy định cọc phải là (+) và cọc trái là (-) và chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào cắm vào chanel đó.

– Đấu nối parallel mono: 2 cọc dương đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel nếu sử dụng đường 70V để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế dộ 70V. Với 2 cách Bridge mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của ampli chỉ xử dụng được 1 (left hay right, A hay B tùy hãng sản xuất) vì lúc này nó chỉ là 1 ampli mono.

– Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí bridge – mono: phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất trên tải tăng lên gấp đôi ( thường sử dụng để kéo loa công suất lớn với trở kháng 8Ohm).

– Ngoài ra, bạn nên chọn cục đẩy công suất chơi cho loa siêu trầm thì thông số về đáp tuyến tần số của cục đẩy công suất và thông số damping factor cũng cần chú ý. Cục đẩy công suất chơi cho loa siêu trầm phải đáp ứng được tần số 20Hz trở lên. Còn damping factor tạm hiểu là nhân tố kiểm soát âm trầm hay nhân tố chống rung, chống xóc,…Thông số này càng cao thì âm trầm càng mạnh, đầm, không bị cụt.