Nếu bạn quay phim mà bạn ở mãi trong vùng an toàn thì sẽ chẳng ai nhớ đến bạn cả.

Tiêu đề của tác phẩm này liên quan đến nhiều vấn đề, từ: ví trí đặt máy, chọn ống kính, dàn dựng chủ thể và bối cảnh và chuyển động của họ trong suốt shot quay.

Có rất nhiều người làm phim độc lập đơn giản hóa mọi thứ với một shot toàn và một shot cận, quay những người có mặt trong một cảnh thoại, đôi khi họ có dũng khí thêm một vài shot tracking nhẹ để tạo ra một số thị sai trong các cảnh cận (Đây là ứng dụng căn bản nhất của một số slider đang được bán cho những người làm phim độc lập). Cách tiếp cận này khá khủng khiếp nếu được thực hiện một cách chính xác, được gọi là kiểu quay movie-of-the-week, đây là một cách thức hoàn hảo được dùng để bao quát các cảnh, nhưng để làm tốt hơn, các bạn cần suy nghĩ sâu và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro nhỏ. Cần phải nhận ra là nếu một cảnh có thể được sắp xếp với một set up, kể cả khi set up đó có mất cả buổi sáng để thực hiện – nó chắc chắn sẽ khiến phim của bạn trông chuyên nghiệp hơn phim sinh viên rất nhiều.

Trong điều kiện lý tưởng, chúng ta được học hành đầy đủ và may mắn tìm thấy một địa điểm phù hợp đảm bảo cho chúng ta không cần phải cong đít dọn dẹp và che dấu những cảnh trí xấu xí, mặc dù có lúc chúng ta tìm cách để xóa phông mạnh nhất có thể nhằm tách chủ thể hoàn toàn ra khỏi phông nền xấu xí nghe có vẻ hợp lý.

Giả sử chúng ta đang set up cho một shot master, một shot cận hoặc một cảnh thoại thông thường khác, những người làm phim thường có thói quen xóa phông. Tuy nhiên, làm như vậy, yếu tố thường bị bỏ qua là chiều sâu của cảnh.
 
Điều này nghe có vẻ kỳ quặc, vì chủ yếu, phim bây giờ được quay 2D và hầu hết mọi người đã quen với điều này, nhưng theo nhiều cách, đó là lý do tại sao nó quan trọng.
 
Việc sử dụng phối cảnh hết sức quan trọng, dù đó là việc bạn tán xạ các vùng sáng trong hậu cảnh hay cho phép máy quay hoặc đối tượng di chuyển trong môi trường.
 
Việc thiếu nhận thức về chiều sâu có làm cho một cảnh trở nên mơ hồ và có phần nhàm chán, không hàm chứa nhiều thông tin, nhất là đối với cảnh thoại, việc làm mờ hoàn toàn phần hậu cảnh phía sau làm cho lời nói của nhân vật trở nên nhạt nhẽo và thiếu sức thuyết phục.

Xóa phông nhiều là một lựa chọn, không phải một điều bắt buộc.

Chúng ta hãy cùng làm rõ điều này một chút. Một trong những kỹ thuật làm phim hiện đại được ưa thích nhất, với các máy quay cảm biến lớn, là dùng trường ảnh rất mỏng, nhưng đây không phải là một ý hay. Nếu background thực sự cách xa, chúng ta không cần dùng trường ảnh nông để cô lập chủ thể, và nếu chúng ta muốn dàn dựng một cảnh có chiều sầu, chúng ta không cần các background bị xóa phông mờ tịt. Trong một số trường hợp, background xóa phông giống như thể một đám sương mù, làm cho mọi người không thể nhìn xa. Có lẽ đó là một lựa chọn thiết kế phù hợp, nhưng chắc chắn không phải là cho tất cả các shot.

Bên cạnh khía cạnh kỹ thuật, tinh thần của câu chuyện là phải tạo ra dàn dựng, sử dụng không gian khác với mặt phẳng song song của màn hình. Đúng là, nó có nghĩa là vận hành máy quay, sẽ có chút mạo hiểm. Nó có nghĩa là chuyển động máy quay, vốn đòi hỏi các thiết bị grip, giữ cho chủ thể nằm trong trường nét chứ không chỉ ngồi trước ống kính như bức tượng. Cuối cùng thì, bạn chi tiền vào các công cụ cao cấp để làm tất cả những thứ này đều có lý do của nó. Có những cách nhanh chóng, rẻ và sẵn có để làm được những điều này. Không phải lúc nào cũng khả thi, nhưng đủ sáng, dàn dựng tốt, thiết kế tốt và người vận hành máy quay xử lý các shot tốt thì hình ảnh sẽ giống như trong các phim điện ảnh thực thụ, bởi vì chỉ cần một yếu tố bị bỏ qua, như là phần ánh sáng, thì hình ảnh sẽ không còn tạo được sự thỏa mãn.

Đến giờ, chúng ta vẫn chưa nói gì đến ánh sáng cả. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng thảo luận về cách tận dụng ánh sáng một cách tối đa, dù cho nó đến từ một dàn đèn khủng hay từ các đèn bỏ túi nhỏ.

Nguồn: pixelfactory.vn