HFVN – Wadia luôn được giởi audiophiles xem như thương hiệu tham chiếu về các thiết bị liên quan đến công nghệ digital như: cơ, đầu đọc, giải mã DAC… Trong quá trình phát triển, Wadia sở hữu những công nghệ mang tính đặc trưng, thể hiện sự độ phá trong lĩnh vực audio kỹ thuật số. Để hiểu thêm về những công nghệ này cũng như thông tin về sản phẩm mới, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông James Shannon – Phó Giám Đốc bán hàng toàn cầu của Wadia.

s71

PV: Ông có thể giải thích tổng quan về 4 công nghệ chủ đạo của Wadia: thuật toán xử lý Digimaster, chuyển đổi dòng sang điện thế SwiftCurrent, kỹ thuật giảm nhiễu jittter Clocklink, kết nối trực tiếp DirectConnect và hiệu quả của nó trong việc cải thiện chất lượng âm thanh?

James Shannon: Vâng, tôi rất sẵn lòng. Tôi sẽ giới thiệu lần lượt 4 công nghệ trên.

  • Công nghệ Digimaster:

Năm 1989, Wadia giới thiệu hệ thống lọc Digimaster. Đây là kỹ thuật lọc tái cấu trúc độc quyền của hãng có thể đáp ứng các yêu cầu tinh tế nhất khi tái tạo âm thanh. Kể từ khi xuất hiện, Digimaster được xem là trái tim, vũ khí chính của Wadia. Công nghệ lọc tái cấu trúc này dường như không có đối thủ.

Hệ thống lọc digital (Digital Filter( – còn có tên gọi kỹ thuật “Upsam-pling” – là quá trình tái tạo những tần số mẫu kỹ thuật số dựa trên các thuật toán để bổ sung vào những khoảng trống (thức chất là làm tròn chuỗi tín hiệu 0_1 có dạng bậc thang) trong tín hiệu truyền dẫn. Ipsampling nâng cao tần số digital, đồng nghĩa với việc giảm “gánh nặng” của mạch lọc analog trong quá trình giải mã từ digital sang analog. Công nghệ upsampling giúp cải thiện chất lượng âm thanh rõ rệt như tăng độ chính xác, trung thực, đặc biệt là tính tự nhiên, tinh tế của bản thu.

wadia381
Đầu đọc CD Wadia 381

Công nghệ Digimaster dựa trên những giải pháp phần mềm chạy bằng những vi xử lý digital (DSP) tốc độ và hiệu suất cao. Digimas-ter cho phép nâng tần số lấy mẫu lên mức 2,8MHz, gấp 30 lần hệ thống upsampling thông thường (ở mức 96kHz). Các nhà kho học và toán học đã công nhận công nghệ Digimaster có các chỉ số như dải tần, độ động vượt trội, trong khi độ méo giảm đáng kể. Hơn thế, khách hàng, người yêu nhạc và các nhà báo chuyên ngành cũng nhận thấy khả năng tái tạo đặc biệt của Digimaster.

  • Công nghệ SwiftCurrent:

Hiện tại, mạch D/A sử dụng công nghệ chuyển dòng sang điện thế (I/V) dựa trên các mạch có thiết kế class A/B hoặc B hồi tiếp chạy trên các op-amp. Do tín hiệu từ chip DAC gồm chuỗi những bước thay đổi, nên mạch hồi tiếp dễ dàng gây ra nhiều loại nhiễu như: nhiễu nâng pha (Phase Shift, rất thường gặp), sai biệt thời gian thực… tất cả nhiễu âm này gây nên sự sai biệt âm thanh nghiêm trọng.

Wadia151-170_Stack
Bộ sản phẩm Wadia 171 Transport và PowerDAC 151

Công nghệ SwiftCurrent trang bị mạch Class A không hồi tiếp, giữ gần như trọng vẹn tín hiệu được tái tạo trong phần digital. Ưu đểm lớn nhất của SwiftCurrent là mang lại chuỗi tín hiệu có pha và thời gian khớp với nhau hoàn hảo. Đây là yếu tố quan trọng, bởi sự chính xác về thời gian và pha góp phần tái tạo âm hình và độ sâu 3 chiều của sân khấu trình diễn.

  • Công nghệ Clocklink:

ClickLink là công nghệ tạo xung có khả năng giảm nhiễu jitter hiệu quả nhất hiện nay. Trong các đầu đọc thông thường, bộ tạo xung chủ được đặc gần bộ cơ như một phần của bộ cơ. Sau đó, tín hiệu xung sẽ cùng tín hiệu âm thanh digital truyền đến mạch DAC. Chính quãng đường đi của tín hiệu Clock quá dài sẽ gây nên nhiễu jitter. Với ClockLink, bộ tạo xung chủ được bố trí sát DAC hơn bộ cơ, giúp loại bỏ quãng đường dài của tín hiệu xung di chuyển từ bộ cơ đến DAC. Thiết kế này giúp giảm nhiễu jitter và cải thiện khả năng. Nhiễu âm jitter có thể dễ dàng nghe được với những đặc tính dị biệt như âm thanh bị khô, chói gắt, giảm độ chi tiết và độ động.

wadia-clock

  • Công nghệ DirectConnect:

Các đầu đọc Wadia Series 3, 5, 7 và 9 trang bị tính năng DirectConnect, cho phép kết nối đường ra từ đầu đọc trực tiếp đến các poweramp mà không cần dùng preamp; đồng thời loại bỏ việc tín hiệu phải đi qua nhiều tầng mạch analog, không cần qua chiết áp volume analog và dây tín hiệu. Kết quả là tạo nên đường truyền ngắn nhất.

Chiết áp âm lượng kỹ thuật số sử dụng trong các đầu đọc Wadia đã được chúng tôi nghiên cứu và cải tiến không ngừng từ năm 1992. Chiết áp âm lượng digital của Wadia có khả năng hiệu chỉnh mức âm lượng tối đa cho phép “match” với nhiều hệ thống khác nhau, đồng thời đảo bảo đạt độ phân giải 16-bit trên hầu hết âm lượng.

wadia Series 9
Bộ decoding computer 921/922

Ngoài ra còn phải kể đến mạch output dòng cao trong thiết kế DirectConnect. Mạch công suất này có khả năng cung cấp dòng lên đến 250mA, đủ để đẩy tín hiệu đi qua các cấp dây tín hiệu dài và ampli có trở kháng đầu vào thấp. Điện thế đầu ra của mạch output cũng lên đến 4,25V RMS, sản sinh âm lượng đủ lớn với các hệ thống có độ nhạy thấp.

PV: Sau thành công của các đầu CD Player như: 381i, 581i, 781i… Tại sao Wadia lại quay về bộ cơ D/A truyền thống?

James Shannon: Wadia luôn sở hữu cùng lúc hai dòng sản phẩm là đầu đọc CD và các bộ cơ – giải mã DAC hay còn gọi là Decoding Conputer do chúng tôi luôn nhận thấy những nhu cầu khác nhau từ các audiophile. Trong khi phần lớn khách hàng chọn giải pháp tạm gọi “tất cả trong một” là đầu đọc CD, thì không ít khách hàng vẫn sử dụng những thiết bị có công năng độc lập là bộ cơ và giải mã tách biệt hoàn toàn. Chúng tôi tin rằng: Dù là lựa chọn nào, thì khách hàng đều có quan điểm riêng. Vì thế, nhiệm vụ của Wadia là thiết kế những thiết bị digital tốt nhất cho cả giải pháp rời và “tất cả trong một”

wadia.4

PV: Audiophiles nói về phần giải mã của Wadia nhiều hơn là phần cơ. ông có thể cho biết một số ưu điểm và công nghệ nổi bật trong bộ cơ của các sản phẩm Wadia hiện hành?

James Shannon: Wadia luôn chọn đúng những bộ cơ cao cấp, có tính ổn định cao của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới như: Pionner, TEAC, Philips… Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng tôi phải chấp nhận trong thời gian dài là không thể can thiếp trực tiếp vào thiết kế của các bộ cơ này. Trong những năm gần đây, Wadia đã tìm kiếm đối tác có khả năng cung cấp cơ transport với điều kiện họ có thể cho phép chúng tôi tham gia thiết kế và xây dựng. Cuối cùng, Wadia tìm được nhà cung cấp đến từ Áo (hàng Stream) đồng ý cùng chúng tôi phát triển hệ thống cơ dành riêng cho Wadia. Dự án này được lên kế hoạch 3 năm trước và mất hơn 18 tháng làm việc liên tục để cho ra đời bộ cơ đầu tiên.

Những ưu điểm của bộ cơ mới là có vùng đệm và servo lớn, cho phép “bắt” được nhiều thông tin hơn các hệ thống cơ mà Wadia sử dụng trước đây. Riêng phần servo được thiết kế đặc biệt cho phép tối ưu hóa phần kết nối xung với mạch giải mã. Kết quả là sự tái tạo hoàn thiện cùng chất lượng âm thanh mà chúng tôi chưa từng đặt được với các hệ thống cơ trước đây. Hơn thế, bộ cơ mới còn cho phép đọc các đĩa CD ghi các file nhạc data (như FLAC chẳng hạn) với độ phân giải 24-bit.

wadia.3

PV: Bộ giải mã tham chiếu Series 9 922/931 vừa có thêm thành viên mới: bộ cơ 971. Đây cũng là sản phẩm được mong đợi trong thời gian dài sau những mẫu concept xuất hiện liên tục tại các kỳ triển lãm âm thanh. Ông có thể giới thiệu những công nghệ mang tính đột phá trong thiết kế cơ tham chiếu Wadia 971?

James Shannon: Nói về những công nghệ đặc biệt của Wadia 971 có thể chúng ta phải ngồi thêm vài giờ đồng hồ nữa (cười…). Tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn những kỹ thuật đặc biệt được Wadia ứng dụng trong bộ cơ 971. Trong đó, công nghệ ClockLink vẫn được ứng dụng trong bộ cơ 971 nhằm giảm nhiễu jitter. Với tôi, công nghệ ấn tượng nhất được trang bị trong Wadia 971 là hệ thống cơ. Bộ cơ được bố trí trên chassis phụ gia công từ đồng thau. Chi tiết này được tính toán để có khả năng chống rung, chống cộng hưởng gây ra từ mô tơ quay. Treo nổi độc lập, chassis phụ này tạo nên môi trường hoạt động tối ưu cho bộ cơ, tránh những rung chấn bên trong và ngoài chassis chính. Đề chống nhiễu sóng điện từ, chúng tôi dùng hợp chất đặc biệt có thành phần từ nhôm, nikel và đồng để bọc xung quanh khối cơ.

wadia.10

Đặc biệt, một nhà sản xuất chuyên cung cấp thiết bị cho NASA đã mang đến công nghệ mới bằng cách phủ lớp hấp thụ quan ở mặt sau của mắt đọc laser, giúp Wadia 971 có khả năng hấp thụ 100% tín hiệu laser mà không chịu nhiễu xạ, hay tia phản hồi từ mặt đĩa. Nhờ đó, Wadia 971 có thể đạt độ chính xác đến từ bit (bit-perfect). Công nghệ này được sử dụng trong kính viễn vọng Hubble.

Hệ thống nguồn trong 971 Reference CD Transport được Wadia rất quan tâm và dành nhiều ưu ái. Ngay khi vào Wadia 971, phần nguồn AC sẽ được lọc nhiễu xoay chiều bằng kỹ thuật riêng của hãng, tiếp đó là các xử lý về ổn áp nguồn. Lọc nguồn DC được ứng dụng để tạo nên hệ thống điện ổn định và sạch cho toàn bộ mạch. Wadia 971 cũng là hệ thống cơ duy nhất của hãng trang bị các tụ bypass đắt tiền, giúp giảm nhiễu nên đáng kể trong các mạch digital.

Wadia 971 sử dụn bộ cơ được nghiên cứu phát triển giữa Wadia và Stream Unlimited (Áo) có khả năng đọc những CD có độ phân giải cao đến 24-bit. Khi kết hợp bộ 4 thiết bị cơ giải mã của Series 9, chúng sẽ được kết bợp với nhau qua cáp ST Glass (chuẩn cáp quang do hãng AT&T phát minh). Kết nối này sẽ mang đến khả năng truyền băng thông cực rộng và tín hiệu xung được truyền tải hoàn hảo.

wadia-input
Ngõ vào digital đa dạng

PV: Gần đây, các thiết bị nhỏ chuyên dành cho máy iPod/iPhone như Wadia 170/171i, 151Power DAC đã tạo được tiếng vang lớn, trở thành cầu nối giữa thiết bị hi-tech và hi-end mà vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh trung thực. Tại sao Wadia lại chọn hướng đi này. Trong thời gian tới, hãng có kế hoạch tung ra sản phẩm mới không?

James Shannon: Sau nhiều năm nghiên cứu thị trường, Wadia nhận thấy chỉ có thiết kế sản phẩm hi-end tầm giá trung/thấp mới có thể thu hút khách hàng trẻ tuổi. Những thiết bị như máy tính, iPod/iPhone là không thể thiếu trong hệ thống. Series 1 của Wa-dia được xây dựng để hướng đến đối tượng khách hàng trẻ.
Bộ ba 170/171i và 151 DAC sẽ sớm có thành viên mới: model 121. Đây là giải mã mini hội đủ những kỹ thuật mang tính đặc trưng của các thiết kế Wadia Decoding Computer. Wa-dia 121 sẽ xuất hiện vào giữa năm 2011.

Wadia 121 sở hữu đa dạng những ngõ vào digital, trang bị cổng out analog XLR và cổng headphone out. Người dùng chỉ cần kết nối các nguồn phát digital như: dock iTransport, máy tính, thiết bị streaming, các bộ cơ… model 121 sẽ giải mã và tái tạo âm thanh analog chuẩn xác. Với thiết bị 121, chúng tôi vẫn trang bị công nghệ upsampling Digimas-ter (lên đến 1,4MHz) để đảm bảo khả năng trình diễn tốt nhất. Công nghệ USB không đồng bộ cũng được ứng dụng trong thiết kế này với khả năng nhận tín hiệu Digital ở mức 24-bit/192kHz.

wadia-spike

PV: Thiết bị giải mã USB DAC đang xuất hiện khắp nơi. Dường như Wadia hơi chậm chân trong phân khúc này?

James Shannon: Thực tế Wadia chưa từng sản xuất thiết bị giải mã với chỉ một ngõ vào digital cụ thể. Tương lai cũng vẫn thế. Chúng tôi đã tích hợp ngõ vào USB digital trong khá nhiều sản phẩm như 151, 381i, 581ise, 781i, S7i, sáp tới sẽ là model 121. Chúng tôi cũng sớm hoàn thiện trang bị ngõ vào USB cho các thiết bị giải mã 521 và series 9, Wadia tin rằng: Những giải pháp giải mã digital cần sự linh hoạt do người dùng sẽ sử dụng nhiều nguồn phát digital. Vì thế, việc sản xuất thiết bị DAC chỉ tương thích một nguồn digital là không hợp lý.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!

Hữu Cương – Hifivietnam.vn