56mm /f.14 là ống kính mới nhất thuộc dòng Contemporary của Sigma. Đây cũng là một sản phẩm rất được chờ đợi, vì có tiêu cự dễ sử dụng, khẩu độ lớn nhưng với thiết kế siêu nhỏ gọn.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 1
Có thể nói các sản phẩm Contemporary của Sigma là dòng ống kính ‘cứu cánh’ của các máy ảnh cảm biến APS-C của Sony. Đây là những ống kính có chất lượng cao, khẩu độ lớn nhưng nhỏ gọn để phù hợp với các chiếc máy bé.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 2
Sigma 56mm f/1.4 là sản phẩm thứ 3 trong dòng sản phẩm này sau chiếc 16mm và 30mm. Vẫn như thường lệ thì hộp ống kính có màu trắng, cùng chỉ các thông tin quan trọng nhất.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 3
Ống kính này khi được gắn lên máy APS-C thì cho tiêu cự và khả năng xóa phông tương đương với ống kính 85mm f/2 trên máy ảnh Full-frame.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 4
85mm là một tiêu cự rất thông dụng với những người chơi máy ảnh Full-frame, rất hữu dụng trong chụp ảnh đời thường và đặc biệt là ảnh chân dung.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 5
Ống kính có khẩu độ f/1.4 rất lớn, giúp máy thu nhận được nhiều ánh sáng để tạo ra các bức ảnh với mức ISO thấp hơn, tốc độ màn trập cao hơn.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 6
Về hệ thống thấu kính, ta có 10 thành phần kính được chia thành 6 nhóm, với một thành phần SLD để giảm thiểu viền xanh, ghosting. Phần khẩu có 9 lá, được bo tròn để tạo ra các bokeh ‘mượt’ hơn.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 7
Mặc dù có tiêu cự dạng ‘tele’ cùng khẩu độ lớn f/1.4, nhưng ống kính cầm trên thực tế rất nhỏ gọn. Nó dài chỉ 6cm, nặng 280g và có thấu kính gắn filter lớn chỉ 55mm. 55mm là một kích thước rất tiêu chuẩn, nên ta cũng dễ dàng tìm các kính lọc UV và ND để sử dụng.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 8
Một chi tiết đáng chú ý, được hãng rất ‘tự hào’ in trên ngay thấu kính đầu đó là ống kính được thiết kế và sản xuất tại nước sở tại Nhật Bản.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 9
Sigma 56mm f/1.4 được hoàn thiện rất tốt, với mặt ngoài được làm bằng nhựa cứng, cùng với phần ngàm được làm bằng kim loại. Loại nhựa này có vẻ sần hơn so với loại nhựa trơn của các ống kính Sony, có vẻ hợp với thân máy hơn.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 10
Thân kính rất tốt giản, với vòng xoay chỉnh nét đã chiếm tới gần nửa rồi. Vòng xoay được làm bằng cao su, rất nhám và xoay một cách nhẹ nhàng. Vòng xoay này theo thời gian sẽ dễ bẩn, nhưng khi xước xát thì cũng dễ thay thế hơn so với các vòng xoay kim loại.

Hệ thống lấy nét của 56mm f/1.4 rất tốt, với tốc độ lấy nét nhanh và chỉ tạo ra những tiếng động rất nhỏ. Sony và Sigma đã hợp tác chặt chẽ hơn trong việc thiết kế ống kính, nên các sản phẩm mới được ra mắt này cũng đã hoạt động tốt hơn với hệ thống lấy nét lai, lấy nét mặt và mắt của các máy ảnh E-mount.

Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 11
Đây là ống kính dành cho máy ảnh APS-C (Nex 5, 6, A6000 – A6500), nhưng có vòng ảnh khá lớn và gần bằng được với cảm biến Full-frame.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 12
Khi sử dụng các khẩu độ nhỏ như F16 trong ảnh, vòng ảnh sẽ đóng lại và sẽ tạo ra các viền đen xung quanh rất rõ ràng.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 13
Nhưng nếu sử dụng các khẩu độ lớn như f/1.4, f/1.8…thì vòng ảnh lớn hơn rất nhiều, nên các góc cũng đỡ bị tối hơn. Các góc ảnh này không thể sửa được, nhưng đôi khi lại trở thành ‘hiệu ứng’ để giúp ảnh trở nên đẹp lạ hơn.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 14
Trở lại với việc sử dụng trên máy ảnh APS-C, Sigma 56mm f/1.4 có độ sắc nét rất cao. Ở khoảng cách chụp chân dung bán thân với cảm biến 24MP, ta hoàn toàn có thể zoom 2x để…đếm số lông mi trên mặt chủ thể. Dòng Contemporary với 2 chiếc 16mm và 30mm đều nổi tiếng có độ nét cao, nên không cớ gì mà chiếc 56mm này lại trở thành ngoại lệ.
Màu ảnh nhìn chung cũng khá trung tính, không bị ngả mạnh về bất cứ một hướng nào giúp cho bước hậu kì trở nên đơn giản hơn. Không dừng lại ở đó, với 11 lá khẩu thì ống kính cũng cho vùng mờ (bokeh) mượt mà, không bị vân hành hay viền quá nặng.
Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 15
Khoảng cách lấy nét gần nhất của ống kính là 5cm, cho hệ số phóng đại là 0,14x, tức không hề cao. Nhìn chung ta vẫn có thể tạo ra các bức ảnh dạng close-up đặc tả, nhưng chưa tới được mức macro.

Điểm yếu chung của các ống kính dạng tele đó là vấn đề viền tím và viền xanh ở những vùng out-of-focus. Sigma 56mm f/1.4 vẫn không thể sửa được triệt để hiện tượng này, với một chút viền tìm ở trước ảnh lấy nét và chút màu xanh lá ở sau. Nhưng nhìn chung hiện tượng này dừng lại ở mức chấp nhận được, có thể sửa được bằng phần mềm hậu kì.

Một yếu điểm nửa của 56mm f/1.4 đó là không có khả năng chống rung quang học. Với Sony thì 2 chiếc A6000 và A6300 không có chống rung cảm biến, nên lúc mình sử dụng và quên để tốc độ phù hợp thì có xảy ra hiện tượng rung tay, làm mờ ảnh, nên sau đó đã phải chuyển sang tốc độ trên 1/100. Với A6500 cùng công nghệ IBIS thì ngưỡng này có thể ‘du di’ hơn, nhưng có thêm chống rung trên ống kính vẫn sẽ tốt hơn.

Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam ảnh 16
Lời kết

Sigma 56mm f/1.4 là ống kính có giá bán cao nhất trong dòng Contemporary (hơn 9 triệu đồng), và cũng có thể nói là cao cho một ống kính chỉ sử dụng cho máy APS-C. Mặc dù vẫn còn một số nhược điểm nhỏ, nhưng đây hoàn toàn là một ống kính cao cấp, với hoàn thiện vỏ ngoài cùng chất lượng quang học đều rất tuyệt vời, trở thành một lựa chọn khó có thể bỏ qua với những ai thích chụp chân dung bằng máy ảnh dạng crop.

NNVN/Minh Đức