Thường thì việc tự giác tập luyện là điều khó nhất trong việc rèn luyện sức khoẻ vì vậy để có động lực hơn thì thường khi đến phòng tập ta sẽ thuê 1 huấn luyện viên riêng để giúp ta tập đúng cách cũng như hối thúc bắt ta phải tập đúng thời gian và đúng lượng bài tập.
 
LifeBEAM Vi - Tai nghe thể thao với trí thông minh nhân tạo

Cản trở ở đây là thuê huấn luyện viên thì đắt, mà nhiều người cũng không khoái việc có người săm soi việc tập luyện của mình nên công ty LifeBEAM có trụ sở ở New York chuyên về thiết bị đeo tay đang cố thay đổi điều đó với sản phẩm Vi. Trước đó chắc ta cũng biết SONY cũng đã có sản phẩm B-Trainer cũng có chức năng tương tự, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là Vi có tích hợp thêm trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm, như cách họ nói ‘là huấn luyện viên cá nhân sử dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới’, để định hướng tập luyện cho người sử dụng.

Video tại Trang Công Nghệ
  

Thiết kế:

Vi được cấu tạo theo dạng vòng đeo cổ chữ U với chất liệu cao su, cũng tương tự như tai nghe Samsung Level U pro. Đi kèm trong hộp là 5 cỡ tai nghe và 3 cỡ vành tai, đảm bảo phù hợp và thoải mái với tất cả các cỡ tai của người dùng. Khi không sử dụng ta có thể dính tai nghe vào phía cuối của vòng đeo cổ, trên vòng có sẵn micro, các nút điều khiển và các cảm ứng khác như cảm ứng điều hướng 6 chiều, cảm ứng chuyển động và áp kế để kiểm soát tốc độ, độ cao, nhịp độ và vị trí. Thêm nữa ngay trên tai nghe cũng tích hợp máy đo nhịp tim khi sử dụng Vi.

Phần mềm và cài đặt:

Bạn có thể tải miễn phí phần mềm Vi trên Play Store hay App Store tuỳ vào bạn đang sử dụng thiết bị gì, sau đó bạn có thể kết nối với Vi qua bluetooth. Sau khi bấm nút khởi động bên phải thiết bị và kết nối, Vi sẽ chào bạn với giọng nữ êm ái lừa tình và hướng dẫn bạn từng bước để cài đặt các chỉ số cần thiết cho bạn bắt đầu tập luyện. Sau khi tạo tài khoản bạn sẽ được hỏi mục tiêu của mình, như muốn giảm cân bao lâu, tăng cường sức khoẻ như thế nào và giảm stress đến đâu…, sau đó bạn nhập các thông tin về sinh trắc học, cuối cùng Vi sẽ hỏi bạn muốn được gọi bằng tên gì qua 1 danh sách các tên thường gặp. Tất nhiên là tên tiếng Anh, nếu bạn không tên trong danh sách bạn có thể đọc tên mình để Vi lưu lại.

Tại thời điểm hiện tại Vi mới hỗ trợ 2 loại tập, chạy và đạp xe tuy nhiên LifeBEAM đang phát triển thêm các tính năng mới trong các bản cập nhật sắp tới.

Cũng giống như hầu hết các phần mềm hỗ trợ kiểm tra sức khoẻ hiện có trên thị trường, phần mềm của LifeBEAM giúp người dùng kiểm tra lịch sử hoạt động, tổng số độ dài, thời gian và nhịp độ chạy, các kỷ lục đã đạt được như lượng calo đã tiêu thụ cao nhất hay độ dài cao nhất. Ta cũng có thể xem biểu đồ về bước chân, nhịp tim, tốc độ, nhịp độ hay các thông số khác, ngoài ra ta cũng có thể xem được bản đồ trong phần tổng kết để theo dõi về sau.

Âm thanh:

LifeBEAM hợp tác với Harman Kardon nên âm thanh của Vi rất trong và nét, cộng với nhiều lựa chọn trong nút đeo tai, thiết bị có khả năng lọc âm khá tốt nên bạn có thể yên tâm

Tiện dụng:

Để bắt đầu bạn cần bật phần mềm và chọn bạn sẽ tập theo cách nào, hiện tại là chạy bộ hoặc đạp xe. Phần mềm cho phép bạn nghe nhạc từ tài khoản Spotify Premium hoặc bất kì ứng dụng nghe nhạc nào trên điện thoại của bạn. Vi sẽ chạy liên tục ở chế độ ẩn để kiểm soát việc tập luyện theo thời gian thực, thỉnh thoảng Vi cũng tự động động viên bạn với một vài câu khích lệ giúp bạn có hứng tập hơn. Tuỳ vào những gì bạn đã chọn khi lập tài khoản mà Vi sẽ hướng dẫn chi tiết hoặc chỉ hướng dẫn sơ qua, và trong quá trình tập luyện có thể bạn sẽ được đề nghị cập nhật nhiều thông số bằng cách chạm vào bên phải của tai nghe để kích hoạt mệnh lệnh bằng giọng nói. Tuy nhiên thỉnh thoảng tính năng này có thể làm người dùng khó chịu vì rất dễ kích hoạt chức năng này khi bạn chỉnh tai nghe trong quá trình luyện tập.

Khi mới sử dụng thì Vi vẫn chưa nhận rõ các câu lệnh điều khiển nhưng sau vài bản cập nhật phần mềm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Cũng xin nhắc lại 1 chút là đây không phải là Siri của Apple hay Alexa của Amazon nên hiện tại Vi mới chỉ hiểu các câu lệnh được lập trình sẵn như ‘kiểm tra nhịp tim’ hay ‘tôi tập đã đủ chưa’…

Nhưng cái hay nhất của Vi như được giới thiệu chính là trợ lý ảo sử dụng trí tuệ nhân tạo, ngoài việc học dần thêm các câu lệnh Vi còn được thiết kế để ‘học’ kiểu chạy của bạn sau 2h sử dụng để có thể trợ giúp bạn chính xác hơn. Chúng ta cũng có thể tích hợp thêm các thông tin khác như thời gian ngủ hay các bữa ăn bạn đã thu nạp từ các phần mềm khác như Google Fit hay Apple HealthKit để người dùng có thể hiểu sâu hơn về tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Trên thực tế Vi đã được thử nghiệm qua ba kiểu vận động: Chạy ngoài trời, chạy trong phòng gym và đạp xe ngoài trời, kêt quả là Vi hữu dụng nhất khi chúng ta sử dụng cho việc chạy ngoài trời. Vi giúp người dùng giữ được nhịp đều, tăng nhịp chân để giảm thiểu chấn thương, tất nhiên, còn có thêm những lời cổ vũ mỗi khi người sử dụng đạt được mục tiêu đề ra hay những cập nhật khoảng thời gian và chiều dài còn lại. Hiện tại Vi chưa hỗ trợ tốt với việc chạy trên máy chạy tại phòng gym và với đạp xe Vi mới chỉ cung cấp được các thông tin cơ bản như tốc độ, độ dài, đoạn đường và nhịp tim, việc hỗ trợ huấn luyện vẫn đang được phát triển. Hai phần còn chưa hoàn chỉnh này được nhà sản xuất cam kết sẽ hoàn thành trong các bản cập nhật từ giờ đến cuối năm.

Kết luận:

Một thiết bị đẹp, âm thanh ổn và có AI, điểm cộng nữa của Vi chính là đội ngũ phát triển rất chăm lắng nghe ý kiến phản hồi của người dùng và cập nhật phần mềm thường xuyên để nâng tầm trải nghiệm ngày một tốt hơn. Với những người hay chạy bộ và muốn có điều cái gì đó khác hơn 1 thiết bị kiểm tra và đo đạt bình thường thì Vi là một gợi ý hay. Cái chính là bạn có muốn có trải nghiệm mới hay không, và thêm nữa, bạn có muốn bỏ ra 250$ để sở hữu những trải nghiệm mới đó không?