1/ Thiết kế: 

Khác với những chiếc tai nghe không dây phân khúc tầm trung trước đây của Sony chủ yếu hướng đến đối tượng tập thể dục thể thao với khả năng chống nước tốt. Sản phẩm WI-C600N mới nhất lại hướng đến đối tượng dân văn phòng cũng như những người yêu công nghệ với thiết kế dạng neckband sang trọng hơn.

Đánh giá Sony WI-C600N, có chống ồn chủ động, USB-C

WI-C600N sử dụng neckband bằng chất liệu silicon dẻo có thể dễ dàng gấp gọn, bỏ túi hoặc balo. Đồng thời cảm giác thoải mái khi đeo hơn so với các dạng gọng cứng trước đây của WI-C400 và WI-1000X, khả năng bám áo quần của neckband cũng khá chắc chắn, mình di chuyển cũng khá nhiều nhưng chiếc neckband vẫn không di chuyển hay bị lệch sang bên khác.

Phần housing được thiết kế khá đặc biệt nghiêng một góc để người dùng có thể nhét vừa vặn vào tai một cách rất thoải mái, cá nhân mình khá thích kiểu dáng thiết kế housing nhỏ nhắn như vậy có thể gắn vừa vặn vào tai người dùng mà không cần phải lo lắng kích thước tai lớn hay nhỏ. Bên trong housing cũng có một nam châm nhỏ để người dùng gắn hai bên tai nghe với nhau khi không sử dụng, điều này giúp tránh tình trạng rơi lòng thòng khi không sử dụng.

Đánh giá Sony WI-C600N, có chống ồn chủ động, USB-C

Các nút điều khiển cơ bản của tai nghe đều nằm ở phần bên trái của tai nghe như nút nguồn, nút điều chỉnh âm lượng và nút play/pause kiêm nghe gọi. Phía bên phải là nút NC/Ambient các bạn có thể điều chỉnh được hai chức năng khác nhau thông qua app, mình sẽ giải thích cụ thể điều này sau. Cảm giác các nút bấm cũng khá tốt, tuy nhiên lâu lâu mình vẫn hay bấn nhầm nút do phía bên trái có khá nhiều nút chức năng khác nhau.

Phụ kiện của tai nghe bao gồm một dây sạc USB Type-C và các tips silicon Hybrid của Sony. Trong đó eartip của WI-C600N có cảm giác fit tốt và đeo thoải mái cũng giúp cho khả năng chống ồn của tai nghe WI-C600N tốt hơn rất nhiều.

Đánh giá Sony WI-C600N, có chống ồn chủ động, USB-C

Ngoài ra cũng có một lợi điểm mà ít người biết đến của các tai nghe neckband mà ít người biết đến đó là khả năng nghe gọi khi đeo mũ bảo hiềm. Nhờ micro nằm trên neckband người dùng có thể đàm thoại với chỉ một nút bấm. Míc tích hợp của Sony, đặc biệt là những tai nghe có chống ồn chủ động thường có chất lượng rất tốt vì khi mình test khả năng nghe gọi đều rất ổn.

2/ Kết nối và các công nghệ hỗ trợ:

Về kết nối chiếc tai nghe WI-C600 sử dụng chuẩn Bluetooth 4.2 với các codec kết nối SBC, AAC và cả aptX, cùng với khả năng kết nối chạm NFC tiện dụng cho người sử dụng. Thời lượng pin sử dụng được 6.5 giờ chỉ thuộc mức tầm trung với tai nghe không dây, tuy nhiên các bạn nên nhớ sản phẩm này có khả năng chống ồn chủ động nên thời lượng pin ít hơn là một điều khá dễ hiểu.

Đánh giá Sony WI-C600N, có chống ồn chủ động, USB-C

Một điểm thú vị của chiếc tai nghe này đó là khả năng hỗ trợ Google Assistant ngay từ lúc mở hộp. Với những bạn đang sử dụng Android thì khi mở tai nghe đầu tiên các bạn có thể thấy ngay hình ảnh của WI-C600N và khả năng kết nối trực tiếp nhờ Google Assistant mà không cần phải thông qua phần Bluetooth của điện thoại (Đối với các bạn sử dụng iOS cần download Google Assistant). Một khi các bạn đã bạn đã kết nối thông qua Google Assistant, các bạn có thể thấy các hướng dẫn để kích hoạt Google Assistant trên tai nghe thông qua nút bấm phía bên phải của tai nghe.

Một khi setup xong các bạn có thể thấy chi tiết của tai nghe từ tên tai nghe, số series, Firmware đến thời lượng pin còn lại. Các bạn có thể setup để Google Assistant có thể đọc các notification bằng tiếng Việt, trả lời email, messenger trực tiếp trên tai nghe. Các chức năng khác của Google Assistant như gọi điện thoại, tin nhắn, truy cập trợ lý ảo… tất cả chỉ cần một nút bấm ở phía bên phải và ra lệnh bằng giọng nói. Mặc dù nút bấm trên tai nghe ghi là NC/Ambient, tuy nhiên khi các bạn mới mở hộp và kết nối thông qua Google Assistant thì chức năng mặc định là Google Assistant nhé. Nếu muốn chuyển chức năng khác các bạn phải download app Sony Headphone Connect.

Đánh giá Sony WI-C600N, có chống ồn chủ động, USB-C

Phần mềm Sony Headphone Connect cũng rất quan trọng, tốt nhất bạn nào đang sử dụng tai nghe không dây của Sony có hỗ trợ app này cũng nên download nhé. Đầu tiên và quan trọng nhất đó là việc update firmware đều phải thông qua phần mềm này. Các bạn nào hay than vãn là Android không có thể hiện thời lượng pin của tai nghe thì phần mềm này cũng giúp thông báo dung lượng pin, codec kết nối.

Tiếp theo các bạn cũng cần sử dụng phần mềm để điều chỉnh nút bấm NC/Ambient thành chức năng chỉnh mức độ chống ồn như tên gọi hoặc chức năng Google Assistant. Phần mềm này cũng giúp cho người dùng tùy chỉnh mức độ chống ồn khác nhau như Noise Cancelling, Ambient Sound – Normal, Ambient Sound – Voice và tắt chế độ chống ồn. Các bạn cũng có thể điều chỉnh EQ cho tai nghe dựa trên sở thích của mình.

Đánh giá Sony WI-C600N, có chống ồn chủ động, USB-C

Các tính năng khác như chế độ Priority on sound quality hay chức năng upsample DSEE cũng được tự động bật ở mặc định. Các bạn cũng đừng nên chỉnh những chức năng này vì tắt cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh khá rõ đấy nhé.

3/ Chống ồn chủ động trên một chiếc inear có cần hay không?

Một câu hỏi được khá nhiều bạn đặt ra đó là đối với các chiếc tai nghe inear thì khả năng chống ồn chủ động có cấn thiết, đặc biệt là khả năng cách âm thụ động với các chiếc tai nghe inear là khá tốt và nếu các bạn mở nhạc ở âm lượng lớn thì gần như không nghe thấy những âm thanh ở môi trường xung quanh. Thì câu trả lời sẽ tùy theo đối tượng người dùng, nếu các bạn nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải thì vẫn có thể nghe được những âm thanh xung quanh ngoài ra nếu các bạn làm việc trong môi trường ồn ào thì những tạp âm vẫn có thể nghe thấy được. Trong những trường hợp này thì sử dụng tai nghe chống ồn chủ động sẽ giúp cho người nghe lọc được các tạp âm, cũng như cảm giác thoải mái hơn nhiều.

Khả năng chống ồn của WI-C600N cũng thể hiện rất tốt thậm ngay cả khi tắt nhạc, trong khi bài viết này mình chủ yếu dùng tai nghe thì những tiếng ồn xung quanh được lọc tốt đặc biệt là những âm thanh xe cộ và những tiếng trò chuyện xung quanh. Người dùng cũng có thể sử dụng chức năng lọc ồn thông minh AI trên tai nghe bằng cách nhấn giữ nút NC/Ambient khi đang ở chế độ chỉnh mức độ chống ồn sau vài giây tai nghe sẽ tự động điều chỉnh mức độ chống ồn phù hợp với môi trường xung quanh. Mình nghĩ đây là một sản phẩm hoàn hảo dành cho những bạn dân văn phòng muốn tập trung vào công việc, hoặc những bạn thường xuyên sử dụng những phương tiện di chuyển công cộng.

Đánh giá Sony WI-C600N, có chống ồn chủ động, USB-C

Nếu các bạn lo lắng vì sợ sếp gọi không nghe hay bỏ lỡ những thông báo tàu xe, máy bay thì cũng có thể chuyển qua chế độ Ambient Sound – Voice. Nếu các bạn cũng muốn nghe những âm thanh xung quanh khác như tiếng xe cộ lớn hay những âm thanh trò chuyện khác, các bạn có thể chuyển sang chế độ Ambient Sound – Normal. Nói vậy thôi, nếu các bạn mở nhạc ở mức âm lượng lớn thì cho dù có mở chế độ Ambient Sound cũng chẳng nghe thấy gì đâu.
Chung quy thì ở mức giá dưới 4 triệu, thì đây là một trong những chiếc tai nghe có chức năng chống ồn chủ động rẻ nhất hiện nay nhưng hiệu năng chống ồn thì rất tốt đặc biệt trong môi trường có nhiều tiếng xe cộ ồn ào và trò chuyện xung quanh.

Về tính năng cũng như thiết kế không có gì phải chê WI-C600N cả, có chăng chỉ thiếu khả năng chống nước. Tuy nhiên như mình đã nói ở trên thì tai nghe WI-C600N không phải là mẫu dành cho những bạn tập thể thao hay tập gym, nếu cần thì các bạn nên tham khảo qua mẫu WI-SP600N. Đối tượng mà WI-C600N hướng đến đó là các bạn dân văn phòng, các bạn hay di chuyển, những người yêu công nghệ nhưng vẫn muốn có chất âm tuyệt vời.

Nguồn: Tinh Tế