Bên cạnh các cảm biến hình ảnh đời mới và các hệ thống quang học được nâng cấp, AI có công lớn trong việc nâng tầm nhiếp ảnh của điện thoại di động.

Điện thoại di động ngày càng thể hiện khả năng chụp ảnh/quay phim với chất lượng đáng kinh ngạc. Những mẫu điện thoại đời mới có khả năng chụp những tấm hình đa dạng trong các điều kiện thời tiết khác nhau, thể hiện những hiệu ứng đặc biệt phù hợp với những khung cảnh khác nhau với chất lượng không thua kém gì nhiều so với máy ảnh chuyên nghiệp. Thậm chí nó còn vượt trội ở khả năng xử lý ảnh tại chỗ, truyền tín hiệu thông quan mạng viễn thông, chưa kể khả năng quay và chụp “tự sướng”.

Điện thoại camera thông minh xét cho cùng chính là những chiếc máy tính mini. Camera trên điện thoại bị hạn chế bởi kích thước của ống kính cũng như các hệ thống màn trập cơ học hay chống rung cơ học, chính vì vậy các nhà sản xuất phải tìm ra hướng đi thích hợp để nâng cao chức năng quay/chụp. Nhằm tăng cường dữ liệu đầu vào, các mẫu smartphone đời mới thay vì chỉ gắn 1 ống kính (lens) như đời cũ đều được nâng cấp thành cụm với ba, bốn ống kính có khẩu độ khác nhau – đây sẽ là một tập hợp dữ liệu đầu vào phong phú để giúp cho quá trình xử lý sau đó.

Ở bước tiếp theo, AI sẽ “can thiệp” và quá trình xử ý để cho ra tấm ảnh hoàn hảo mà người dùng có thể chuyển ngay cho người than hoặc đưa lên mạng xe hội để “show hàng”. Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo AI là một thuật toán thông minh mô phỏng theo suy nghĩ của bộ não người, trong trường hợp cụ thể ở máy ảnh, AI sẽ phân tích dữ liệu đầu vào, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ của mình đã được nhà sản xuất tích hợp trước đó rồi đưa ra phương án xử lý tối ưu. Đây cũng là nguyên tắc hoạt độg của cơ chế chống rung điện tử, máy sẽ tự động so sánh các tín hiệu đầu vào với kho lưu trữ hình ảnh để xác định đầu là hình ảnh thực (nét nhất) của đối tượng được chụp.

Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh ISP (image signal prossecor) tiếp nhận tất cả các dữ liệu hình ảnh đầu vào rồi chuyển sang dạng kỹ thuật số, từ đây với sự giú đỡ của AI chip xử lý sẽ hoạt động hết công suất để phân tích các dữ liệu, so sánh với kho lưu trữ như đã nói ở trên. AI sẽ giúp nhận diện chủ thể được chụp để ưu tiên độ nét, làm mờ phông sau, nó cũng tự động nhận ra khung cảnh để thêm màu xanh cho cỏ cây, thêm màu lam cho bầu trời v.v.. và v.v..

Nhiều điện thoại thông minh ngày nay đã tiến một bước xa hơn, không chỉ nhận diện người và một số loài vật tiêu biểu mà còn có khả năng theo dõi mắt người, thậm chí mắt một số vật nuôi để luôn đảm các bức ảnh được lấy nét đúng chủ thể. Các chức năng giúp tối ưu hóa việc chụp ảnh chân dung, chụp cảnh đêm, thậm chí chụp bầu trời sao … ngày càng trở nên phổ biến, kể cả trong các mẫu điện thoại không phải là dạng flagship – tất cả đều nhờ vào “công sức” của AI.

Tất nhiên, chủ nhân vẫn có thể can thiệp vào hậu kỳ để có tấm ảnh chụp ưng ý nhất, và tại đây AI sẽ tiếp tục hỗ trợ với kho bối cảnh (scene) phong phú, không chỉ bó hẹp trong điều kiện ánh nắng Sáng / Trưa / Chiều  hay phong cảnh Xa / Gần như các máy ảnh trước kia mà có tới hàng trăm Scene, hàng chục Mode (chế độ hình ảnh, ánh sáng) cũng như rất nhiều hiệu ứng phong phú đi kèm.

Khác với các thiết bị cơ khí không thể tự nâng cấp, theo thời gian AI càng ngày càng trở nên thông minh, kho dữ liệu càng ngày càng lớn và khả năng xử lý càng ngày càng tinh tế. Tất nhiên, nếu dữ liệu đầu vào càng tốt (ống kính to, ánh sáng nhiều..) thì nó sẽ càng cho ra các bức ảnh đẹp và chất lượng cao hơn. Nhưng nếu so sánh với các mẫu điện thoại từng được mệnh danh là “siêu máy ảnh” cách nay 10 – 15 năm thì ta sẽ thấy AI quả thực đã làm nên một cuộc cách mạng nhiếp ảnh trên điện thoại. Và tại thời điểm này, dù ít nhiều đã biết được sức mạnh của AI nhưng chúng ta cũng khó có thể dự đoán, dẫu chỉ tương đối chính xác, nó sẽ phát triển thế nào trong tương lai.

Nguồn: ĐTTD