Hơn một thập kỷ trước, hãng Vivid Audio đã khởi nghiệp tại một vị trí “bất thường” – Durban của Nam Phi. Không chỉ có vậy, hãng này đã chế tạo những cặp loa thuộc đẳng cấp thế giới. Giya G3 là cặp loa nhỏ bé nhưng nội lực dồi dào và trình diễn vượt trội.
 
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 1
 
Thiết kế

Vivid Giya G3 là phiên bản nhỏ hơn của Giya G2 vốn đã là loa nhỏ hơn nguyên bản Giya G1. Phụ trách thiết kế G3 là Laurence Dickie, một tài năng sáng tạo từng đứng sau các thiết kế thùng loa Matrix và huyền thoại Nautilus của B&W.

G3 có thiết kế 4 đường tiếng và trang bị 5 củ loa. Thùng loa có kết cấu sandwich, gồm các lớp nhựa gia cố bằng sợi thủy tinh (GRP), lõi gỗ bansa cũng được tăng cường bằng vật liệu này. Nhờ đó, thùng loa cứng cáp, trọng lượng thấp, đảm bảo rung chấn tối thiểu, giúp giảm hiện tượng sai âm của thùng loa. Đồng thời, loa có nước sơn chất lượng ngang với loại dùng cho ôtô cùng các tùy chọn màu sắc khác nhau.
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 2
 
Chế tạo G3 là một thách thức đặt ra với Lawrencce “Dic” (Dickie), mục tiêu là một mẫu loa nhỏ hơn thế hệ tiền nhiệm song lại không quá bé, vì phải tận dụng loa mid 125mm từng có ở các sản phẩm cỡ lớn hơn trong dòng Giya.
Cũng giống các mẫu khác trong dòng Giya, loa bass của G3 được trang bị mô-tơ khe dài, cuộn dây âm ngắn, sắp xếp lưng đối lưng và có kiểu phát âm hướng sang ngang (firing sideways). Nhờ cấu trúc này, cụm bass của G3 trình diễn hiệu quả như một chiếc ôtô Mini lắp động cơ V12. Nón loa chỉ có đường kính 135mm song lại có hệ thống nam châm tương đương loại kích thước tới 225mm.
 
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 3
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 4

Loa tweeter và midrange sở hữu dome có hình mắt xích thay vì hình cầu. Kết hợp với các thanh giằng bảo vệ, loa tweeter và midrange của G3 có hình dạng hơi giống quả trứng. Cả hai loa con này đều được hỗ trợ bởi các ống tuýp vuốt thuôn nhằm giảm rung chấn ở phía sau và sử dụng các cuộn dây âm bằng nhôm cùng tone màu với dome nhôm.

Loa tweeter của G3 sử dụng nước từ đặc biệt có thể chịu mật độ từ thông lớn do hệ thống nam châm neodymium phân cực sinh ra. Loa mid-bass đường kính 125mm, có kết cấu tương tự củ loa từng sử dụng trên các mẫu Giya kích thước lớn hơn, trang bị nón nhôm, cuộn dây ruy băng bằng đồng dài 50mm trên một cuộn cảm có lỗ thông hơi, hệ thống nam châm phân cực.
 
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 5

Các loa bass có kích thước nhỏ hơn và khối lượng giảm đi của G3 so với G2 sẽ khiến độ nhạy của hệ thống thấp hơn, song Dic đã cải tiến cấu hình bộ cắt tần để nó sản sinh ra thông số tương tự như G2. Như vậy, G3 sử dụng các bộ cắt tần tương tự như G1 và G2 nhưng lại có độ nhạy cao hơn 0,75 dB so với các mẫu loa tiền nhiệm.

Cũng như tất cả các mẫu khác trong dòng Giya, cọc đấu loa kiểu bi-wire của G3 ẩn bên dưới bệ đỡ. Nhờ đó loa trông gọn gàng, thẩm mỹ hơn song hơi bất tiện cho người sử dụng. Các chân nhọn có tác dụng nâng bệ đỡ, song Vivid không cho rằng các linh kiện này cần thiết.

Chất lượng trình diễn

Đầu tiên, chúng tôi cho G3 đánh cùng với streamer Naim NDS, preamp Townshend Allegri và ampli công suất ATC P1. Kết quả trình diễn không thật sự tốt, cho dù bản chất “tĩnh lặng” vốn có của thùng loa và độ mở rộng của âm bass rất đáng khen ngợi. Để cải thiện tình hình, chúng tôi sử dụng bệ đỡ loa Townshend Seismic để nâng loa cao hơn chút so với sàn nhà. Nhờ đó, dải trầm chặt chẽ hơn, dải trung và cao chi tiết. Sân khấu âm thanh với các chiều kích trở nên rộng mở, chính xác. Bản “Leave My Head Alone Brain” của Bugge vang lên ngập tràn không gian phòng nghe. G3 đã thể hiện rõ được cảm hứng của bản nhạc lấy từ bài “Take Five”, cả hai bài hát đều có tiếng piano dạo đầu.
Tiếp đó, G3 trình diễn album trực tiếp Norwegian Woods với tiếng trống sinh động, cặp loa này bộc lộ được quy mô rộng lớn của sân khấu. Giọng hát của ca sĩ lan tỏa trong không gian và lôi cuốn thính giả chìm đắm vào ca khúc.
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 6
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 7
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 8

Chúng tôi tiếp tục dùng các track độ phân giải cao để thử thách G3. Ngay khi bản Concerto cung Rê trưởng dành cho đàn violon của Mozart bắt đầu vang lên, âm thanh được tái tạo chân thực đến nỗi có thể cảm thấy các nghệ sĩ đang biểu diễn ngay trước mắt mình.

Khi G3 thử chơi với mâm than Rega RP10 và tầng phono Trilogy 907, toàn bộ hệ thống dường như không còn hiện diện, tất cả âm thanh có thể nghe thấy là tiếng đàn các nhạc công đang biểu diễn. Vivid Giya G3 đã chứng minh nguồn âm analog vẫn là vua tái tạo âm thanh và sự nhất quán nhạc tính.
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 9

Mâm than Rega RP10.

Dù sao các thiết bị số chất lượng cao cũng có tác dụng thu hẹp được khoảng cách với nguồn âm analog. Thiết bị đầu tiên tôi sử dụng là DAC DSD Platinum của Antelope. Đánh cặp với thiết bị này, G3 đã thể hiện được khả năng trình diễn âm thanh chân thực, trung tính khi diễn tả được các sắc thái và âm vực trong giọng hát của John Lurie. Sau đó là giọng hát đầy nội lực của Adele trong nhạc phẩm tràn ngập ca từ và giai điệu tha thiết “Rolling in the Deep”…
Vivid Audio Giya G3 - cặp loa nhỏ tài năng lớn ảnh 10

Xét về giá bán và giá trị, Vivid Giya G3 không phải là sản phẩm quá đắt đỏ, bởi khó tìm được đối thủ sở hữu chất âm trung thực như vậy. Đương nhiên, sự nâng cấp chất lượng thiết bị nguồn và ampli cũng là những chất xúc tác cho phép G3 có chất lượng trình diễn tiến bộ vượt bậc, hơn hẳn các thế hệ tiền nhiệm G1 và G2. Không ngoa khi nói rằng, G3 đưa người nghe đến đích xác địa điểm và thời gian của một màn trình diễn thực đang diễn ra, chỉ việc nhắm mắt và chìm đắm vào các cung bậc cảm xúc, mê cung âm thanh sống động.

Thông số kỹ thuật
Độ nhạy 87dB
Trở kháng 6 ohm (danh định), 4 ohm (tối thiểu)
Đáp tuyến tần số 36–33.000Hz
Dải tần 33–36000Hz
Méo hài <0,5%
Tần số cắt 220, 880, 3500Hz
Công suất chịu đựng 800W
Kích thước 116 x 34 x 58cm
Trọng lượng 41kg
Giá tham khảo 833 triệu đồng

Nguồn: Nghe Nhìn Việt Nam/An Nam