Hôm nay mình tiếp tục so sanh Powerbeats Pro với người tiền nhiệm của mình là Powerbeats 3 để ae có thể tham khảo trước và quyết định có nên nâng cấp hay không? về mặt chất âm thì hiện Powerbeats Pro tháng 5 mới bán ra chính thức, do đó về phần chất âm mình sẽ đánh giá ngay khi có hàng trên tay cho ae.

1/ Thiết kế: không nhiều thay đổi, true wireless tiện lợi 

So sánh Powerbeats Pro và Powerbeats3

So sánh Powerbeats Pro và Powerbeats3

Điểm khác biệt lớn nhất về thiết kế ở đây là Powerbeats Pro là chiếc tai nghe true wireless trong khi đó Powerbeats3 vẫn là tai nghe bluetooth truyền thống với phần dây nối giữa 2 củ tai. Nếu ae nào chơi thể thao thì hẳn biết được phần dây này có thể dây ra biết bao rắc rối khi sử dụng như đứt, nứt dây, hoặc tệ hơn là dẫn mồ hồi hoặc nước vào cụm control volume. Chính vì vậy có thể nói việc sử dụng phiên bản true wireless chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn rất nhiều.

So sánh Powerbeats Pro và Powerbeats3

Tổng quan thiết kế của cả 2 phiên bản không quá nhiều khác biết, vẫn có earhook giúp bám chắc vào tai để phục vụ tốt hơn cho việc tập luyện với cường độ mạnh. Điểm khác biệt ở đây là Powerbeats Pro có thiết kế mềm mại và liền lạc hơn một chút, nhìn ảnh chúng ta cũng thấy phiên bản mới ôm tai và đẹp hơn khi trên tai, đồng thời phiên bản mới cũng được phối màu lại với 4 màu: Ivory, black, moss và navy trẻ trung và sang hơn so với các màu cơ bản của Powerbeats 3.

2/ Tính năng: chip H1 cùng tính năng Hey Siri

So sánh Powerbeats Pro và Powerbeats3

Powerbeats3 được ra mắt sau chiếc Airpods thế hệ đầu tiên và cũng được trang bị chip W1. Và hẳn ae cũng biết Powerbeats Pro năm nay cũng được thừa hưởng chip H1 mới nhất của Apple. Cả W1 và H1 đều mang lại kết nối rất tốt và ổn định, tuy nhiên nhờ có Chip H1 mà ae có thể Hey Siri mà không cần phải thêm thao tác chạm bấm gì cả. Điều này sẽ giúp ae không cần mò mẫm để active Siri khi đang tập luyện. Apple cũng trang bị cảm biến cho Powerbeats Pro để tai nghe có thể tự động play/pause nhạc khi lấy ra khỏi tai.

So sánh Powerbeats Pro và Powerbeats3

Bên cạnh đó, nhờ thiết kế true wireless mà Powerbeats Pro có khả năng hoạt động độc lập 2 bên riêng biệt. Ae tất nhiên cũng có thể gán các lệnh khác nhau cho mỗi bên tương tự như AirPods.

So sánh Powerbeats Pro và Powerbeats3

Cả 2 đều được trang bị khả năng chống nước vì là tai thể thao tuy nhiên Apple không nói rõ là cái nào tốt hơn. Thực tế thì trước đây mình đã phải đổi đến 3 con Powerbeats3 vì bị vô mồ hôi khi tập luyện, do đó mình hi vọng phiên bản Powerbeats Pro sẽ cải thiện được vụ nước nôi này.

3/ Thời lượng pin: 24h vs 12h

So sánh Powerbeats Pro và Powerbeats3

Nhờ chip H1 mà Powerbeats Pro có thời lượng pin lên đến 9h cho 1 lần sạc, Powerbeats3 nhỉnh hơn với 12h nghe liên tục. Nhưng anh em nên nhớ PowerBeats Pro là tai nghe true wireless, và hiện tại tất cả các đối thủ tương đương khác trên thị trường chỉ đạt tối đa là 5 giờ nghe nhạc. Do đó, thời lượng pin của PowerBeats Pro thật sự là khủng.

So sánh Powerbeats Pro và Powerbeats3

Hộp sạc cũng là điểm sáng của PowerBeats Pro, cung cấp thêm 24 giờ sử dụng cho tai nghe và quan trọng nhất là chỉ cần thả tai nghe vào hộp để sạc, đơn giản hơn nhiều so với cắm dây vào sạc như trên PowerBeats3 cũ. Đáng tiếc, hộp sạc của PowerBeats Pro không hỗ trợ sạc không dây, cổng sạc thì đã được chuyển từ Micro-USB qua Lightning, tương đối lỗi thời và kém thân thiện cho người dùng nằm ngoài hệ sinh thái Apple. Rõ ràng với những thay đổi này, Apple đã khá tự tin với lượng người dùng iOS của mình và sẵn sàng quay lưng lại với phần đông thị trường thiết bị âm thanh.

4/ Giá

Với giá bán chính hãng được công bố lên đến 249$, đắt hơn 50$ so với PowerBeats3 (199$), Apple đặt PowerBeats Pro trên mâm Bose Soundsport Free (200$), Apple AirPods (199$, hộp sạc không dây), ngay bên dưới các đối thủ sừng sỏ như Sennheiser Momentum True Wireless (300$), Master&Dynamic MW07 (300$), Beoplay E8 2.0 (300$). Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu những gì PowerBeats Pro mang lại có xứng đáng với giá thành mà Apple đưa ra hay không nhé.

Nguồn: Tinh Tế