monospace-Waverly-Labs-Pilot-review-1.jpg
Thị trường hearble ngày càng phát triển mạnh không đâu xa chính là nhờ Apple hay chính xác hơn là nhờ sự ra đời chiếc tai nghe AirPods. Ngày càng nhiều các đơn vị phát triển công nghệ cả lớn lẫn nhỏ bắt tay vào nghiên cứu những tính năng thông minh cho dòng thiết bị đeo tay hay đeo tai, mà trong đó phát triển theo hướng chuyên dịch thuật chính là những chiếc tai nghe true-wireless.Waverly Labs chính là cái tên mới nhất vừa tung ra sản phẩm hearable mang tên Pilot sau thành công của dự án Indiegogo gọi được số vốn gần 4.5 triệu USD

Waverly Labs Pilot hiện được phân phối với mức giá khoảng $249 (5.800.000 VND), khá tương đồng và gần như còn có phần rẻ hơn so với một số đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường.

Thiết kế và độ vừa vặn khi đeo

monospace-Waverly-Labs-Pilot-review-2.jpg

Pilot là in-ear là true-wireless và được lên kệ với 3 màu gồm đen, trắng và đỏ. Trên lưng mỗi earpiece là phím thông minh cho các tác vụ tắt mở, kết nối hay chơi nhạc. Sản phẩm cũng có kích thước nhỏ và vừa vặn khi đeo, từ đó không làm nóng, ngứa tai hay lồi ra có vẻ kỳ dị. Thiết kế của nó nói chung rất phù hợp để người dùng đeo lên tai cả ngày và đây cũng là mục tiêu chung của những sản phẩm hearable.

Tai nghe được đi kèm cùng 3 bộ eartip cho các kích cỡ tai khác nhau để có thể cung cấp độ kín âm cũng như khả năng bám dính cao nhất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Pilot không được thiết kế chuyên dụng để làm 1 chiếc tai nghe đeo khi tập luyện thể thao, vì thế ở 1 số môn tập nặng hay vận động cao độ nó sẽ dễ lỏng ra. Ở các trường hợp sử dụng khác thì nó làm rất tốt nhiệm vụ của mình và đây là điểm rất đáng khen ngợi Waverly Labs.

Tính năng phiên dịch

monospace-Waverly-Labs-Pilot-review-3.jpg

Đây chính là tính năng mà Pilot cũng như tất cả những sản phẩm hearable đời mới hiện nay đều chú trọng vào. Để có thể chắc chắn rằng Pilot sẽ làm việc với hiệu năng cao nhất, bạn sẽ cần lưu ý không nên ở trong môi trường quá ồn ào hay quá nhiều tiếng trò chuyện xen kẽ vào nhau. Pilot sẽ có khả năng phiên dịch 15 thứ tiếng cộng thêm ngữ điệu của từng vùng khác nhau. Nếu biết chính xác, bạn cũng có thể lựa chọn trước các ngữ điệu để Pilot dịch thuật nhanh hơn mà không cần phải tự nhận biết và tốn thêm thời gian chờ đợi. Chế độ chính của app dịch thuật của Pilot là Converse sẽ cho phép người dùng lựa chọn mình đang đối thoại 2 người hay trong nhóm trò chuyện. Giọng nói có thể được thu từ earbud (khi bạn đưa 1 bên tai nghe cho người cần dịch đeo) hay chính chiếc smartphone.

monospace-Waverly-Labs-Pilot-review-4.jpg

Về độ chính xác, Pilot cho khả năng dịch thuật khá nhanh và dễ hiểu, bù lại người dùng phải thông cảm với việc nó không thể nói đúng tông giọng hay chia thì chính xác cho mỗi câu. Giọng nói của người bản địa cũng được tai nghe “bắt” và dịch thuật chính xác hơn so với khi thử nghiệm qua những người nói ngôn ngữ khác không phải là tiếng mẹ đẻ của họ và điều này nhiều khi cũng có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu nói được dịch.

Như nói trên, Pilot chỉ có thể cho độ chính xác cao nhất khi làm việc trong môi trường yên tĩnh. Ở thời điểm hiện tại, việc này có thể được giải quyết phần nào bằng tính năng Listen mà Waverly Labs đã giới thiệu cho sản phẩm của mình. Bạn có thể cầm chiếc smartphone như micro và đưa cho người đối diện nói vào sau đó dịch ra ngôn ngữ mà bạn hiểu được. Tính năng này tuy nhiên vẫn còn trong giai đoạn beta và Waverly Labs cũng chưa giới thiệu thêm công dụng nào khác mà nó có thể sở hữu trong tương lai.

Chất âm và thời lượng pin

monospace-Waverly-Labs-Pilot-review-5.jpg
Pilot sử dụng kết nối Bluetooth để đồng bộ với smartphone và thêm vào đó giữa 2 earpiece cũng phải liên tục đồng bộ với nhau vì thế việc bạn gặp phải vấn đề không đồng nhất trong âm thanh là hoàn toàn có thể xảy ra. Tình trạng trễ tiếng và ngắt khúc cũng rất hay xảy ra khi người dùng ngoái đầu qua lại để nhìn đường ở nơi công cộng. Môi trường làm việc trong nhà nói chung sẽ phù hợp hơn và cho hiệu năng hoạt động tốt hơn, giảm thiểu được các khó chịu nói trên. Đã có lần người viết đeo Pilot để nghe nhạc và làm việc suốt ngày mà không bị ngắt tín hiệu lần nào.

Dù sao thì chúng ta cũng không nên so sánh Pilot với những chiếc tai nghe Bluetooth chuyên dụng hay cao cấp khác đang có trên thị trường vì đây là điều rất bất công với chiếc tai nghe này. Việc kết nối tai nghe với smartphone đôi khi cũng còn 1 số lỗi nhỏ như chỉ kết nối 1 bên tai chẳng hạn. Tuy vậy với thao tác tắt mở lại Pilot thì vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh chóng.

monospace-Waverly-Labs-Pilot-review-6.jpg
Waverly Labs Pilot cho thời lượng pin khoảng 4 giờ sử dụng liên tục và sẽ hết pin nhanh hơn khi bạn sử dụng tính năng dịch thuật quá nhiều. Thêm 1 điểm đáng lưu ý nữa là case sạc của sản phẩm không được thời trang cho lắm, tuy nhiên nó vẫn làm tốt được công việc của mình. Case sạc cũng có đèn báo khi tai nghe đã đầy pin.

Nguồn: monospace.vn