Ole Klifoth người sáng lập và các kỹ sư của Audiovector vẫn tuân thủ nghiêm ngặt 12 quy tắc cơ bản đặt ra cách đây 40 năm, và khi họ có thể sử dụng Titanium cho phần nón loa, thép carbon cho phần khung, cao su dùng cho gân loa phức tạp hơn, bền bỉ hơn, màng loa dùng carbon pha sợi thủy tinh, dùng máy tính để thực hiện những bài toán phức tạp trong việc tối ưu hóa chất lượng âm thanh.

Ole Klifoth CEO của hãng âm thanh lừng danh Đan Mạch Audiovector

Audiovector đơn giản trở thành một trong những cái tên sừng sỏ trong lĩnh vực sản xuất loa hi-end, không chỉ ở Đan Mạch mà trên toàn thế giới. Rất nhiều công đoạn trong quy trình chế tác một cặp loa Audiovector được làm hoàn toàn bằng tay, đó chính là sự khác biệt với vô số đối thủ cạnh tranh khác.

Rất nhiều công đoạn trong quy trình chế tác một cặp loa Audiovector được làm hoàn toàn bằng tay

Audiovector là một trong không nhiều thương hiệu audio không đặt nhà máy ở bất kỳ nước thứ ba nào, toàn bộ sản phẩm của hãng đều được thiết kế và sản xuất ở ngay tại Đan Mạch, trong đó, modul Discreet và Discreet Hub là thành quả từ sự hợp tác với Naim Audio – đến từ Anh quốc. Có thể coi mỗi sản phẩm gắn mác Audiovector là dấu ấn của chất lượng, tính tiện dụng và độ bền bỉ, không chịu tác động của thời gian.

Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công tại nhà máy rất tỉ mỉ 

Và kết nối không dây chính là bước phát triển kế tiếp của công nghệ audio, là thứ các audiophile sành sỏi đang hướng đến. Đó cũng là lý do để Audiovector sớm phát triển theo xu hướng này, khiến mỗi sản phẩm của hãng tiệm cận gần nhất đến khái niệm hoàn hảo. Không còn phải loay hoay tìm ampli phối ghép, tất cả những gì cần làm là kết nối với nguồn phát để thưởng thức thứ âm nhạc chất lượng tốt nhất có thể.

Và Discreet là tên gọi chung cho hệ thống âm thanh loa tích hợp ampli và kết nối không dây của Audiovector. Hầu hết các dòng loa hiện tại của Audiovector đều có thể nâng cấp lên Discreet. Rất đơn giản, phân tần thụ động bên trong thùng loa sẽ được gỡ bỏ, thay vào đó là một modul bao gồm bộ phân tần chủ động, ampli công suất chạy mạch digital 70watt/củ loa – công suất của SR 1 Avantgarde Aretté Discreet là 140watt/kênh.

Bộ DSP (Digital Sound Processor) với mạch ARA giúp khắc phục nhược điểm của phòng nghe, triệt tiêu tình trạng méo tiếng. Hệ thống này được phát triển dựa trên ý tưởng của Naim Audio và cũng là sản phẩm đánh dấu sự hợp tác giữa hai thương hiệu âm thanh hi-end, với mục đích mang đến cho khách hàng thứ âm thanh có chất lượng tốt nhất với độ tiện dụng cao nhất. Với từng dòng loa khác nhau (Super, Signature, Avantgarde), bộ phân tần này sẽ có những thay đổi nhất định về mặt kết cấu để phù hợp với thông số và đặc tính kỹ thuật riêng biệt.

Để kết nối với các nguồn phát không dây và có dây, hệ thống Discreet cần đến thiết bị trung chuyển Discreet Hub với kích thước nhỏ gọn như chiếc hộp đựng thuốc lá, nhưng thực chất lại là bộ DAC với khả năng tương thích với các file nhạc số độ phân giải lên đến 24bit/192kHz, giao tiếp không dây với bluetooth chuẩn aptX 4.0, cổng coaxial và optical cho các nguồn âm rời, chưa kể mạch giải mã tín hiệu dành riêng cho nguồn LP.

Hết sức cơ động, có thể đáp ứng mọi nhu cầu thưởng thức của các audiophile khó tính. Bên cạnh đó, Discreet Hub còn có chức năng cung cấp nguồn điện “sạch” 24 volt cho ampli công suất và phân tần chủ động bên trong thùng loa. Với các dòng loa bookshelf SR1 và loa cây (floorstanding) SR3 Discreet (loa tích hợp ampli) , Audiovector mang đến cho người dùng giải pháp thưởng thức dàn âm thanh đồng bộ, đơn giản và gọn nhẹ nhất.

Nguồn: Techlanaudio