HFVN – Tính tới nay, nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải cầm máy đã 20 năm. Hơn ngần ấy thời gian, bên cạnh niềm đam mê sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình, anh còn có một niềm đam mê khác ít ai biết – đam mê audio.

sx9000
“Nội thất” ampli cổ Sx-9000

Sau hơn hai năm, tôi tình cờ gặp lại Lê Thanh Hải trong một chuyến công tác tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau vài câu hỏi, câu chuyện của chúng tôi phút chốc đã xoay quanh thú chơi âm thanh.

Tôi biết anh Hải đã lâu, cũng từng nhiều lần nghe anh kể về những ngày đầu tiên “phải lòng âm nhạc”. Đó là thời gian cuối những năm 70, khi anh sắm được bộ dàn âm thanh đầu tiên: cơ đĩa than PL-50, ampli SX-9000 loa CS-88A của Pioneer, tape 4010SL của Teac… Từ đó tới nay, anh đã trải nghiệm qua rất nhiều đời loa, đời máy. Với ánh mắt bùng sáng, giọng nói sôi hẳn, anh Hải mời tôi qua thăm phòng nghe của anh.

“Studio” của anh Hải nằm tuốt tận lầu 4 của căn nhà trên đường Nguyễn Phi Khanh, một con đường nhỏ khá yên tĩnh giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt. Căn phòng không lớn, mỗi chiều chỉ chừng hơn 4 mét, bài trí có nét đặc trưng của một “dân ghiền” audio lâu năm. Đối với người chơi audio, căn phòng gần như hình hộp vuông thế này có thể coi là không chuẩn và rất khó set-up dàn máy. Nhìn những tấm tản âm bằng gỗ thông, các tấm mousse tiêu âm gắn rất chắc và mỹ thuật trên trần cũng như xung quanh tường, tôi biết anh đã mất rất nhiều công cải cải tạo để có một không gian âm thanh như ý.

at-pl50
Cơ đĩa than PL-50

Nguồn âm thanh analog và digital của anh Hải được đặt trên một kệ gỗ chắc chắn ngay cạnh chỗ gia chủ thường ngồi thưởng thức âm nhạc. Chỉ cần với tay, anh có thể điều khiển dàn máy dễ dàng.

Có thể nói anh đã mất khá nhiều công phu khu sưu tầm những món đầu đọc thuộc loại “hàng độc” mà nhiều dân chơi hi-end đánh giá cao. Món thứ nhất là chiếc đầu đĩa than hiệu Well Tempered Lab của Mỹ. Đầu đọc này anh mới mua được sau khi đã nghe qua nhiều model của các hiệu nổi tiếng khác như Thorends, Project… Anh Hải cho biết đầu đọc đĩa than này có cơ chế chống rung rất đặc biệt. Ngoài phần mâm đĩa khá nặng, tay cơ của máy được treo trên một bộ giảm chấn bằng dầu, nhờ đó, các rung chấn dù rất nhẹ ở bên ngoài hầu như được triệt tiêu hoàn toàn. Món thứ hai cũng thuộc dạng hàng độc là chiếc đầu cơ CD và DAC Reference của hãng Forsell (Thụy Điển). không giống với các đầu CD thông thường chạy bằng mô-tơ điện, hệ thống CD Forsell này vận hàng nhờ một luồng khí nén do một máy nén khí đặt ở bên ngoài thổi vào qua một ống nhỏ. Quả là một cơ chế vận hàng độc đáo!

forsell-air-reference
Chiếc đầu cơ CD và DAC Reference của hãng Forsell (Thụy Điển)

Với anh Hải, chơi âm thanh không có nghĩa là chỉ mua đồ về phối ghép và thưởng thức, mà thú vị hơn, người chơi phải trực tiếp tham gia khám phá và tạo đựng nên âm thanh cuối cùng sao cho phù hợp nhất với “cái tai” của mình. Anh không ngại tìm hiểu, khám phá tất cả những đồ âm thanh, cho dù đắt tiền mà mình đang có. Theo anh Hải, bất cứ món đồ gì cũng có những ưu điểm, nhược điểm; có những linh kiện người chơi có thể nâng cấp, thay đổi để âm thanh hay hơn… và trên hết là đem lại thứ âm thanh tuyệt vời nhất cho chính người chơi. Anh gọi đó là lối chơi sáng tạo. Là một nghệ sĩ, tinh thần sáng tạo luôn “thường trực” trong mọi suy nghĩ của anh. Anh khoe với tôi một sản phẩm mà anh mất hơn hai tháng mới chế tạo xong, đó là cặp loa còi “đa quốc gia” nặng tới 90kg một thùng, đứng sừng sững hai góc phòng. Gọi cặp loa “đa quốc gia” vì các loa con được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như JBL, Tannoy… Cặp loa có bề ngoài rất bắt mắt: hai loa mid và treble dạng còi được tiện bằng thứ gỗ đỏ rất đẹp, tạo dáng thùng loa hình tháp, có chen các tấm gỗ thẳng đứng vừa có tác dụng trang trí, vừa để gia tăng độ chịu lực của loa. Để đánh cặp loa này, anh Hải dùng một bộ ampli sin-gle-end monoblock chạy đèn 845 RCA của hãng Caztech (Canada) có công suất mỗi vế 25W. Sau một tuần cà-phê đá để tôi dịu bớt đi cái nắng Sài Gòn, đủ để tôi đi một vòng “săm soi” những món đồ chơi anh c1 trong phòng và cũng đủ để thời gian làm nóng dàn âm thanh bóng đèn, anh Hải nhẹ nhàng đặt chiếc đĩa than jazz guitar của Charlie Byrd vào đầu máy. Âm thanh của đũa nhự analog cất lên nhè nhẹ, từng chi tiết của đàn guitar, của bộ gõ vang lên lúc rộn ràng, khi xa vắng… Không gian như huyền ảo và trải rộng quanh nơi chúng tôi ngồi… Dường như không còn giới hạn bởi căn phòng nhỏ bé, chỉ còn âm nhạc là hiện hữu nơi đây.

5ha-Custom

Tưởng mới là một thoáng, nhưng khi nhìn lại đồng hồ đã thấy hơn 3 giờ đồng hồ trôi qua. Đã đến lúc phải chia tay, anh Hải tiễn tôi ra về với vẻ mặt đất “bí ẩn”. Đợi tới, mời anh qua nghe thử, tôi đang có một dự án ráp bộ preampli chạy đèn 300B dùng biến áp xuất âm, âm thanh lãng mạng lắm!”… Và anh cười rất tươi. Nhìn ánh mắt và nét mặt đầy đam mê, tôi biết anh sẽ còn nhiều khám phá thú vị cho mình trên “con đường âm thanh” không cùng này.

Nghe Nhìn Việt Nam