HFVN – “Audio Xưa và Nay: Máy nghe nhạc (music player)” chính là chủ đề trưng bày của Mạng nghe nhìn Việt Nam (VNAV.vn) tại triển lãm VIBA Show 2014.

10268599_677753585618889_3912528874594072048_n

Máy nghe nhạc cũng như ngành công nghiệp tái tạo âm thanh luôn phát triển không ngừng để phục vụ cho người yêu âm nhạc. Theo thời gian, nhiều định dạng và kỹ nghệ lưu trữ âm thanh đã ra đời đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng trên hết vẫn luôn mang một ý nghĩa về những trăn trở, niềm đam mê, sự sáng tạo nhằm ghi lại và lưu giữ những âm thanh, nhạc cụ, lời hát như một tài sản quý giá trong cuộc sống con người. Tùy theo sở thích mà người chơi âm thanh có thể tìm được cho mình một thiết bị chơi nhạc phù hợp cho dù đó là một máy nghe nhạc analog đầy cá tính và mê hoặc (như băng cối, đĩa than) hay đĩa CD, nhạc số lossless (Digital) theo trào lưu thời thượng …

10262006_677753605618887_6003931305551930263_n

Sau đây là một số cột mốc thời gian của các thiết bị nghe nhạc xuất hiện trên thị trường:

Năm 1980: Đầu CD (Compact Disc)

Máy nhe nhạc CD và đĩa CD-DA (Compact Disc Digital Audio) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980 bởi hai hãng Sony và Philips. Đĩa CD sử dụng công nghệ quang học để đọc và ghi dữ liệu: Một cách đơn giản nhất, chúng dùng tia laser chiếu vào bề mặt đĩa để nhận lại các phản xạ ánh sáng (hoặc không) tương ứng với các dạng tín hiệu nhị phân 0 và 1.

Đĩa CD là một trong các loại đĩa quang được chế tạo bằng chất dẻo, đường kính 4.75 inch, dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số. Cho đến hôm nay, CD vẫn là thiết bị nghe nhạc được các audiophile ưa thích do chương trình nhạc phong phú. Máy hát đĩa CD cũng có nhiều lựa chọn từ cao cấp đến phổ thông của các thương hiệu hi-end cũng như hifi với nhiều mức giá phù hợp cho người tiêu dùng.

10294312_677856575608590_6509799253118342978_n

Năm 1987: DAT

Digital Audio Tape (DAT hoặc R-DAT) là một băng nghe nhạc và ghi âm phát triển bởi Sony được giới thiệu vài năm 1987.

Băng DAT có cấu tạo tương tự như một băng Cassette nhỏ gọn, sử dụng băng từ kèm theo trong một vỏ bảo vệ. Như tên gọi cho thấy, việc ghi âm của băng DAT là dùng tín hiệu kỹ thuật số. DAT có khả năng ghi lại cao hơn, bằng hoặc thấp hơn tần số lấy mẫu đĩa CD (48, 44.1 hoặc 32kHz sampling rate) tại 16 bit. Băng DAT chỉ có thể được ghi và nghe lại theo một hướng, không giống như băng cassette analog nghe được cả hai mặt.

10277585_677857342275180_7334922575804945648_n

Năm 1992: MD (Mini Disc)

Vào tháng 09/1992, Sony lần đầu tiên công bố chiếc máy nghe nhạc MD, một định dạng giải trí âm nhạc cá nhân với chất lượng không thua kém đĩa CD nhạc truyền thống.

Máy này sử dụng loại đĩa quang 2.5 inch nhỏ gọn sau đó dần phổ biến với người thích sưu tầm nhạc lẫn trong giới nghệ sỹ biểu diễn chuyên nghiệp do chức năng thu âm chất lượng digital rất dễ dàng của nó. Ban đầ loại đĩa MD lưu trữ được khoảng 74 ohút nh5ac và sau đó được nâng lên 80 phút. Sony cho biết, dữ liệu trên đĩa MD có thể ghi xóa được và lưu giữ lên đến 30 năm mà không bị suy giảm. Đĩa MD rất được ưu chuộng tại thị trường Nhật Bản nhưng lại không thành công trên thị trường thế giới. Đầu năm 2013, Sony đã chính thức công bố sẽ ngưng sản xuất dòng sản phẩm giải trí này do vấn đề bản quyền âm nhạc.

10305436_677857238941857_3456990528866116751_n

Năm 1999: SACD (Super Audio CD)

Định dạng âm thanh cao cấp được phát triển bởi Sony và Philips xuất hiện cùng thời và là địch thủ của DVD Audio.

SACD dùng chuẩn DSD với tấn số mẫu lên đến 2.8 MHz. Một đĩa CD chỉ có dung lượng là 700 MB trong khi Hybrid SACD (loại SACD để lưu giữ âm nhạc hiện nay) có dung lượng tới 4.7 GB. Chỉ nhìn thông số này cũng thấy SACD có thể chứa lượng thông tin gấp nhiều lần CD thường khi chuyển thông tin từ các magnetic tape. Hơn nữa SACD còn có khả năng tạo âm thanh vòm và tương thích với hệ thống loa 5.1. Tuy có đặc điểm tương đối nổi trội so với CD, nhưng hiện nay SACD vẫn còn phát triển rất chậm chạp. Lý do là giá của SACD khá đắt và ít chủ đề hơn CD thông thường.

10173716_677857288941852_9130382163048885095_n

Năm 2000: DVD-Audio

Xuất hiện trên thị trường năm 2000, đây là một định dạng âm thanh có độ trung thực cao được lưu trữ trên đĩa DVD. Nó cho phép lưu trữ cấu hình đa kênh (từ mono sound cho đến hệ thống âm thanh 7.1) với nhiều tần số lấy mậu khác nhau (24 bits/192 kHZ).

So với định dạng CD, dung lượng lớn của DVD cho phép chứa đựng nhiều âm thanh hơn (ở khía cạnh lưu được nhiều bài nhạc hơn) hoặc những bản nhạc chất lượng cao hơn.

Định dạng DVD-AUdio đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải đương đầu với chuẩn SACD, và đến nay nó gần như đã biến mất.

1959328_677857322275182_8216509810814665347_n

Năm 2012: Nhạc số (Lossless)

Âm thanh độ phân giải cao (hi-resolution) là nền tảng của nhạc số chất lượng cao, hiện đang bùng nổ mạnh mẽ với chất lượng tương đương hoặc cao hơn hản so với CD truyền thống.

Các định dạng file lossless phổ biến hiện tại có thể kể đến như: FLAC, ALAC, APE và DSD… Nếu định dạng CD chỉ có tần số lấy mẫu là 44.1 kHZ/16 bit thì các file nhạc lossless có độ phân giải lớn hơn thường đến 24 bit và tần số lấy mẫu là 96 hoặc 192 kHZ.

Sự tiện dụng và khả năng chis sẽ dễ dàng chính là một trong những lý do khiến nhạc số đang rất được ưa chuộng và có thể sẽ thay đổi cuộc chơi audio trong vài năm tới.

Bài & Ảnh: Nhựt Hùng – VNAV.vn