Các cinematographer thường có một hoặc một bộ ống kính ưa thích có khả năng cho phép họ ghi được những hình ảnh mà họ mong muốn. Trong bài viết này, Adam Hamer sẽ cùng chúng ta nói về chủ đề: Liệu ống kính nằm phía trước camera của cinematography có giống như cọ vẽ của họa sĩ hay không.

Các ống kính là các bộ công cụ do các cinematographer và photographer lựa chọn. Như các công cụ thủ công khác, các ống kính khác nhau tạo ra những hình ảnh có hiệu ứng khác nhau. Với việc ra đời nhiều định dạng kỹ thuật số khác nhau và việc độ phân giải của cảm biến camera tăng lên, tầm quan trọng của ống kính trong việc sản xuất các sản phẩm nghe nhìn ngày càng tăng.

Cảm biến kỹ thuật số ngày càng được chuẩn hóa. Các cảm biến CMOS đang là loại chiếm số lượng ưu thế trong số các camera hiện nay. Chuẩn này cho phép ghi lại hình ảnh ở các định dạng đồng nhất mà trước đây chưa từng thấy trong lĩnh vực ghi hình. Sự tương đồng trong thiết kế cảm biến của nhiều hệ thống máy quay kỹ thuật số hiện nay khiến cho các ống kính càng trở nên quan trọng. Kết hợp với sự gia tăng của độ phân giải trên các cảm biến hiện đại, thế giới đang trải qua một sự thay đổi, từ việc tập trung vào độ phân giải của cảm biến trên máy quay sang ống kính đặt phía trước nó.

Nhu cầu về các ống kính vintage

Sự chuyển đổi này tạo ra một nhu cầu mới đối với các ống kính vintage. Như các nghệ sĩ tìm cách khẳng định sự độc đáo trong các tác phẩm của mình, trong thời đại hiện nay, ngay cả camera phone cũng có độ phân giải 4K, các công cụ chuyên nghiệp trở nên cực kỳ quan trọng đối với các chuyên gia và người làm nghề. Các ống kính đối với người làm công việc ghi lại hình ảnh, được xem như cọ vẽ trong thế giới hội họa.

Mỗi ống kính cho hình ảnh mang những đặc tính riêng, một phần do khả năng phân giải của nó, quang sai màu và hiệu ứng méo hình cũng như các lớp phủ trên mặt kính. Tuổi của ống kính thường làm xuất hiện thêm một số đặc tính hình ảnh nhất định do sự thay đổi của một số thấu kính cụ thể. Các ống kính vintage, với các thấu kính cũ, ngày càng trở nên độc đáo do sự thay đổi diễn ra thông qua quá trình lão hóa. Giờ đây, các ống kính này được những người dùng hiện đại săn lùng rất nhiều. Các ống kính vintage thường được kết hợp với các máy quay hiện đại có cảm biến độ phân giải cao, trong một nỗ lực tạo ra các hình ảnh hoàn hảo.

Vì các ống kính là công cụ được dùng để kể chuyện, mỗi ống kính có thể phù hợp hoặc không phù hợp cho một cảnh hay một câu chuyện nhất định. Điều này tùy thuộc vào quyết định thẩm mỹ của từng nghệ sĩ cụ thể, nó được dùng để phục vụ cho việc tạo ra phong cách hoặc cảm xúc mà họ hướng tới. Ví dụ, một ống kính điện ảnh hiện đại được sản xuất dựa trên các công nghệ hiện đại hơn, cao cấp hơn, có khả năng hiển thị một hình ảnh hoàn hảo, không bị hiện tượng quang sai, méo hình, khả năng phân giải hoàn hảo. Hình ảnh do các ống kính này tạo ra phù hợp với việc kể các câu chuyện theo phong cách hiện đại hoặc cốt truyện mang tính phức tạp, đa diện. Điển hình là các bộ phim về tội phạm hoặc y tế. Đối với các câu chuyện mang tính giả thuyết như vậy, một ống kính mang tính chân thực cao như vậy có thể giúp mang thế giới trong câu chuyện trở nên thực tế bằng cách tạo một sự trực quan cho câu chuyện thông qua sự lựa chọn ống kính.

Ngược lại, các ống kính gây quang sai có thể sử dụng để thu hút sự chú ý cho các yếu tố cụ thể trong khung hình và phù hợp với các câu chuyện mang tính cằn cỗi hay cũ kỹ (phim về các giai đoạn trong quá khứ). Phong cách đáng chú ý nhất của các ống kính này với các yếu tố quang sai hết sức nổi bật là anamorphic, một thuật ngữ trong thiết kế quang học. Các ống kính Anamorphic, hiệu ứng quang sai này thường được các diễn viên ưa thích vì người ta thường nghĩ rằng các khiếm khuyết về mặt kỹ thuật của ống kính anamorphic có lợi cho việc diễn xuất, theo nghĩa là chúng làm cho các cử động và khuôn mặt của diễn viên tách họ ra khỏi các phần khác trong khung hình theo cách độc đáo với bản chất của nén, và sau đó giải nén hình ảnh.

Tầm quan trọng của việc lựa chọn ống kính ngày càng cao

Quyết định lựa chọn ống kính đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc làm phim ngày nay. Vì cinematography ở định dạng lớn cho phép các nhà làm phim và cinematographer hiện đại thực hiện nhiều lựa chọn hơn. Ví dụ như, Panavision vừa giới thiệu DXL 2, sử dụng cảm biến của RED Monstro VistaVision với sensor plane siêu rộng: 40.96 x 21.6mm. Cảm biến khổng lồ này tạo ra sự khác biệt đáng kể trong mối quan hệ không gian cũng như độ sâu trường ảnh, cho phép người làm nghề có thể chọn lựa nhiều tùy chọn kỹ thuật số hơn nhằm kiểm soát hình ảnh cuối cùng. Các lựa chọn này cho phép sử dụng nhiều định dạng quang học lớn và trung bình trên các production hiện đại.

Vì các ống kính này có vòng tròn hình ảnh lớn hơn, khiến cho không gian hình ảnh được render trông nhỏ hơn các ống kính nhỏ hơn và tạo ra độ sâu trường ảnh Uber-shallow, nhiều công cụ khác được những người sáng tạo ngày nay sử dụng để xác định đặc tính hình ảnh. Việc sử dụng các công cụ này một cách thông minh giúp cho câu chuyện mang tính thực tế với một sự lựa chọn kỹ thuật hợp lý. Ngược lại, nếu một người cần độ sâu trường ảnh sâu hơn, họ có thể lựa chọn các ống kính được thiết kế để làm việc với các định dạng nhỏ hơn. Các ống kính này, như các ống kính điện ảnh 35mm hoặc 16mm, có thể tạo ra trường ảnh rất sâu, đảm bảo một image plane mở rộng với dynamic depth có độ nét cao.

Thiết kế ống kính với lớp phủ hoặc không có lớp phủ đều đóng một vai trò quan trọng đối với hình ảnh cuối cùng mà một ống kính có thể tạo ra. Lớp phủ được tạo ra để giảm hiệu ứng flare của hình ảnh, cho độ tương phản tốt hơn và cho ra màu sắc hay ho hơn. Ngược lại, các ống kính không có lớp phủ được ưa thích đối với những người muốn hình ảnh có độ tương phản thấp, mềm mại, tươi tắn. Ống kính có và không có lớp phủ cũng ảnh hưởng đến lens flare tự nhiên. Một bộ ống kính cần được kiểm tra kỹ trước khi sử dụng một cách chuyên nghiệp trên phim trường, trong một nỗ lực để hiểu các khiếm khuyết hoặc các sai lệch cụ thể, cũng như để biết rõ các đặc tính riêng biệt trong hình ảnh do từng ống kính tạo ra. Nó là điều quan trọng hàng đầu để những người làm phim có thể kiểm tra hệ thống ống kính của mình trước khi bắt tay vào thực hiện bất cứ một project nào, để họ có thể nhận thức được những yếu tố độc đáo trong hình ảnh mà các ống kính này tạo ra có phù hợp với các project đó hay không.

Như vậy, lựa chọn ống kính là một trong những khía cạnh quan trọng nhất, mang tính quyết định cho hình ảnh cuối cùng của phim hoặc ảnh. Việc chọn ống kính có lớp phủ hay không có lớp phủ minh họa cho rất nhiều những lựa chọn mà bạn phải quyết định khi chọn ống kính và filter có trên thị trường thiết bị làm phim hiện đại. Vì các lớp phủ trên ống kính khá đa dạng về mặt hiệu ứng và các chất liệu mà nó sử dụng, các lớp phủ này có thể tạo ra nhiều loại hình ảnh khác nhau về sắc độ và các hiệu ứng khúc xạ. Nhiều lớp phủ cũ được làm bằng vật liệu phóng xạ nhẹ và tạo các hiệu ứng riêng biệt khi dùng với các cảm biến máy quay khác nhau. Các lớp phủ phóng xạ này được cho là tăng độ tương phản và tạo ra các màu sắc độc đáo, không giống như các lớp phủ không có phóng xạ hoặc các nguyên tố hiếm các trong thành phần của mình.

Thiết kế của ống kính ảnh hưởng đến hình ảnh mà nó tạo ra như thế nào?

Thiết kế của ống kính có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh cuối cùng. Các ống kính zoom, vốn rất phức tạp về mặt kỹ thuật, có thể tạo ra các hình ảnh rất khác so với các ống kính prime và được ứng dụng để tạo ra các hiệu ứng thực tế và không gian khác nhau cho cinematographer. Điều này dựa vào các yếu tố chuyển động của các thấu kính trong ống kính zoom và độ dài của thân ống kính. Thân ống kính dài hơn tạo ra các hiệu ứng khúc xạ độc đáo và giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính.

Ngược lại, một ống kính prime, thường cho phép một lượng ánh sáng lớn hơn đi qua, có thể dễ dàng loại bỏ các flare không mong muốn vốn sinh ra do các lớp thấu kính được sắp xếp phức tạp trong ống kính zoom. Ở phía đối diện của thế giới ống kính, ngàm PL đang trở nên phổ biến hơn và cho các hình ảnh có những đặc tính độc đáo vì chúng là một trong những thiết kế nguyên thủy nhất và đơn giản nhất cho một yếu tố hình ảnh nằm phía trước máy quay. Số các lựa chọn dành cho một nghệ sĩ thị giác chưa bao giờ lớn như thế, từ các ống kính zoom phức tạp, các ống kính prime tốc độ cao đến các ống kính anamorphic, pinhole, fisheye và tilt-shift …

Vì các ống kính có rất nhiều thiết kế và cho ra những hình ảnh khác nhau, việc lựa chọn trở nên thú vị hơn bao giờ hết đối với các photographer và cinematographer hiện nay. Một người có thể chọn dùng các ống kính hiện đại hoặc các ống kính vintage, có lớp phủ hoặc không có lớp phủ, có độ phân giải cao hoặc thấp hơn, tạo ra rất nhiều look khác nhau cho quay phim và nhiếp ảnh hiện đại. Sự đa dạng của hình ảnh có thể được tạo ra bởi một kỹ thuật viên camera hiện đại thông qua quá trình lựa chọn một ống kính cụ thể, là một sự tương đồng hoản hảo với một họa sĩ với việc anh ta lựa chọn bút vẽ và các công cụ vẽ khác để thực hiện tác phẩm của mình, mang câu chuyện đến với cuộc sống thông qua hình ảnh. Sự đa dạng về lựa chọn ống kính và cọ vẽ cho phép những nghệ nhân hiện đại nhấn mạnh câu chuyện thông qua việc áp dụng nhiều công cụ có sẵn. Tức là, các kỹ thuật viên điện ảnh thời hiện đại có thể chọn các công cụ thích hợp với nhu cầu của họ để mang thế giới của bất kỳ dự án hình ảnh nào vào cuộc sống thực.

Nguồn: pixelfactory.vn