HFVN – Đèn 12AU7/ECC82 được sử dụng khá phổ biến trong các mạch khuếch đại của nhiều hãng audio và là một sản phẩm phong phú về thể loại cũng như kết cấu. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin về dòng đèn phổ thông này, qua đó người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng và nâng cấp thiết bị.

12AU7-ECC82-Vacuum-Tubes-Valves

ĐÈN 12AU7 VÀ NHỮNG BIẾN THẾ

12AU7/ECC82 là hai tên gọi chính của loại đèn tiền khuếch đại phổ thông này. Trong hệ thống đặt tên đèn của Mỹ, loại đèn này có tên gọi 12AU7, còn ở châu Âu, nó có tên là ECC82. Tùy theo đời đèn, dòng đèn và hãng sản xuất mà 12AU7 chuẩn hoặc có đôi chút khác biệt về kết cấu và đặc tính điện, nhưng vẫn có thể thay thế cho nhau.

Các loại đèn phổ biến tương đương với 12AU7, bao gồm: 12AU7A, 12AU7WA, 12AU7WXT, 5814, 5814A, 5963, 6067, 6189, 6680, 7730, CV4003, ECC82, E82CC, ECC802, ECC802S… và còn nhiều phiên bản khác nữa, nhưng rất hiếm gặp trên thị trường hiện nay.

F6LJVNNGWF6EM0B.LARGE

KẾT CẤU ĐÈN 12AU7

12AU7 là đèn 3 cục kép, sợi đốt gián tiếp. Kết cấu đèn loại nhỏ, chân ra thuộc loại 9 chân tăm. Dòng đốt tim có thể là 6,3V/300mA hoặc 12,6V/150mA, tùy theo cách dùng. Đèn 12AU7 có hệ số khuếch đại trung bình. Hệ số Mu khoảng 17 và đặc tuyến của đèn có độ tuyến tính cao nên rất thích hợp cho các vị trí tiền khuếch đại trong preampli, đảo pha trong ampli và các ứng dụng phong phú khác. Bên cạnh ứng dụng trong sản phẩm audio được chế tạo kiểu công nghiệp, đèn 12AU7 cũng được dân chơi DIY sử dụng khá nhiều làm preampli, ampli hoặc máy khuếch âm cho đàn guitar.

MỘT SỐ LOẠI ĐÈN 12AU7 TIÊU BIỂU

Có thể nói, đèn 12AU7 là loại phổ biến. Hầu hết các hãng sản xuất hàng điện tử đều có những loại đèn 12AU7 riêng, ở châu Âu có các nhà sản xuất như: Mullard, Brimar (Anh Quốc); Telefunken, Siemens (Đức); Mazda (Pháp); Philips, Amperex (Hà Lan), Tungsram (Hungary); Svelana, Sovtek (Nga); ở châu Á có đèn Shugoang (Trung Quốc); Toshiba, NEC, Matshushita…(Nhật Bản). Đặc biệt ở Mỹ có nhiều nhà sản xuất chế tạo đèn 12AU7 như: RCA, Sylvania, Tung-Sol, General Electric (GE), Raytheon, CBS, Ken-Rad… Đèn 12AU7 được sản xuất đại trà vào thập niên 50-60 của thế kỷ XX, chủ yếu phục vụ cho các thiết bị công nghiệp và khí tài quân sự. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, phong trào chơi ampli đèn phát triển mạnh, 12AU7 được dùng phổ biến trong các thiết bị audio Hi-fi và Hi-end.

Đèn 12AU7 thế hệ cũ tạm chia thành hai loại: đã qua sử dụng và mới tinh (còn gọi là NOS và New Old Stock). Thông số điện của các loại đèn 12AU7 và các loại đèn tương đương về cơ bản giống nhau, nhưng khi cắm đèn vào máy nghe thử, chúng sẽ cho âm thanh và độ bền khác nhau. Vì thế, đèn 12AU7 có mức giá rất đa dạng: chỉ vài USD/đèn đến vài trăm USD/đèn, thậm chí cả nghìn USD/đèn. Hiện nay, các dòng đèn 12AU7 đời cổ thường gặp trên thị trường bao gồm:

  • Telefuken, Siemens, Valvo, Siemens & Halske (Tây Đức cũ)
  • RFT (Đông Đức cũ)
  • Amprex, Philips ( Hà Lan)
  • Mullard, Brimar, Genalax (Anh)
  • RTC, Mazda (Pháp)
  • Tungsram (Hungari)
  • Roger, Westinghouse (Canada)
  • Toshiba, NEC, Matshushita (Nhật Bản)
  • Các hãng sản xuất của Hoa Kỳ

Để đáp ứng nhu cầu chế tạo mới và thay thế cho các ampli Hi-end , bên cạnh các loại đèn, bên cạnh các loại đèn 12AU7 NOS đã ngừng sản xuất từ lâu, một vài nhà sản xuất như: Svelana, Sovtek, , Electro-Harmonic, Shunguang, Golden Dragon, JJ-Tesla… hiện tiếp tục sản xuất đèn 12AU7. Nhưng số lượng không còn lớn như trước.

CÁCH NHẬN DẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG ÂM THANH

ĐÈN 12AU7 được nhiều hãng sản xuất nên chúng rất phong phú về kết cấu trong cũng như chất âm đặc trưng của từng dòng đèn. Tuy nhiên, không nhất thiết đèn đắt tiền sẽ mang lại chất lượng âm thanh hay nhất, mà đèn hay nhất phải có âm thanh phù hợp với thiết kế mạch của ampli và đặc tính âm thanh của các thiết bị đi kèm như: đầu đọc, loa, dây dẫn, phòng nghe… Người sử dụng cần kiểm nghiệm trên thực tế mới có thể kết luận loại đèn nào là tối ưu với hệ thống sẵn có của mình.

Sau đây là vài kinh nghiệm trong cách quan sát, phân biệt một số loại đèn 12AU7 quý hiếm có thể tìm thấy trên thị trường hiện nay.

Đèn 12AU7 Telefunken:

12AU7 Telefuken có các đời ký hiệu là 12AU7, ECC82, 12AU7WA hoặc ECC802S. Trong đó, ECC802S là loại đặc biệt quý hiếm (S = special). Sản phẩm này có những đặc điểm sau:

  • Trên thân đèn, lô-gô của hãng thường in bằng sơn trắng, rất dễ bay nếu cầm tay miết mạnh vào đèn. Vì thế, một số đèn Telefunken phải in loại lô-gô trên thân bóng.
  • Đèn Telefunken có lô-gô hình vuông, dập nổi trên phần thủy tinh ở đáy đèn, nên không thể làm giả. Vì thế, tất cả các bóng in mác Telefunken mà không có dấu hình vuông dưới đáy đều là giả mạo. Những audiophile mê đèn thường gọi hình lô-gô nổi của Telefunken là “Diamond” (Kim cương).
  • Tất cả các đèn 12AU7, ECC82 và ECC802S cảu Telefunken đều có phiến (anode) màu xám nhạt
  • Anode của 12AU7 Telefunken loại thường dài 17mm, ngoại trừ loại đặc biệt quý hiếm là ECC802S phiến dài 18mm và có kết cấu anode hơi khác thường.
  • Nhiều hãng đặt tên Telefunken làm đèn, nhưng lại đóng nhãn mác khác nhau như; Dynaco, Westinghouse, Siemens, Lorenz, Valvo… nhưng đèn vẫn có lô-gô nổi và chất âm tương đương với các đèn của Telefunken.
831_TELE_12AU7_PR_800
12AU7 Telefuken có các đời ký hiệu là 12AU7, ECC82, 12AU7WA hoặc ECC802S

Đèn Telefunken có độ bền và ổn định rất cao. Chất âm cân bằng và tuyệt vời ở tất cả các dải tần, không gian rộng và chi tiết, rất ít tạp âm. Thậm chí, nhiều người cho rằng Telefunken là một trong số những loại 12AU7 tốt nhất, hợp với nhiều loại nhạc như: cổ điển, jazz, vocal, hòa tấu… hay các dòng nhạc đòi hỏi tính chính xác cao và tự nhiên.

Đèn 12AU7 của Telefunken có gái cao như: từ hơn 100USD/đôi loại thường đến 600-700USD/đôi đèn ECC802S NOS quý hiếm.

Đèn 12AU7 của Mullard (Anh Quốc):

Là một trong những dòng đèn độc đáo, được dân chơi đánh giá rất cao. Để nhận biết đèn 12AU7 của Mullard, chúng ta có thể chú ý đến những điểm sau:

  • Đèn Mullard có 3 đời lô-gô, được in bằng sơn trắng hoặc vàng, đời thứ nhất là chữ Mullard to và đậm. đời thứ hai có hình cái khiên (Shield lô-gô) và chữ Mullard nằm giữa (được chuộng nhất) và đời mới có lô-gô hình mặt con mèo.
  • Anode của Mullard luôn có gân nổi, màu xám hơi đậm hơn so với đèn Tây Đức.
  • Quan sát phần tráng thủy ngân trên đầu đèn có ánh nâu đỏ, đậm màu và có vẻ thâm không đều, khác hẳn màu trắng toát như đèn của các hãng khác.
  • Trên đầu (nơi rút khí) có hai gân nổi hình mờ đối diện nhau (theo vết khuôn thủy tinh khi thổi bóng).
  • Mã sản xuất (Date Code) được in bằng chữ axit nhỏ gần đáy bóng. Chữ này chìm vào thủy tinh, không xóa được và không bị mờ theo thời gian. Tra bảng mã sẽ biết được năm sản xuất và địa chỉ tại Anh Quốc. Hiện nay, bóng Mullard chế tạo tại nhà máy ở Blackbum (hiệu Mullard BVA) được ưa chuộng nhất.
  • Bóng Mullard sản xuất cho quân sự không in lô-gô Mullard và được ký hiệu là CV491 hoặc CV4003.
  • Nhiều hãng đã đặt hàng Mullard như: Fisher, Daytrom, Heath, Philips, Tungsram, Amperex, Brimar, Valvo, IEC, RCA, GE… nhưng chất âm không thay đổi.
  • Bóng Mullard có rất nhiều hàng nhái là bóng Matsushita của Nhật Bản in lại. Nếu nhìn qua thì khá giống nhau, nhưng quan sát kỹ các dầu hiệu nói trên thì chúng ta có thể dễ dàng phân biệt.
  • Gần đây có loại bóng đời mới do một vài hãng của Nga mua lại thương hiệu Mullard để sản xuất và in tên Mullard. Bóng đời mới này chỉ có chất lượng như các bóng đời mới khác của Nga.
723_ECC82_MUL_PR_2_800
Đèn 12AU7 của Mullard (Anh Quốc) phần tráng thủy ngân trên đầu đèn có ánh nâu đỏ, đậm màu và có vẻ thâm không đều, khác hẳn màu trắng toát như đèn của các hãng khác.

Đầu đèn 12AU7 của Mullard rất bền, chất âm tinh tế, giàu chi tiết và nhanh, tươi sáng, rõ nét. Loại đèn này rất thích hợp khi nghe nhạc cổ điển để tái hiện độ động cao, đồng thời thích hợp với các loại nhạc có tiết tấu nhanh, những bộ loa thiếu dải trung và dải cũng có thể được bổ khuyết bởi đèn Mullard. Một số người cho rằng trung âm cảu Mullard là tuyệt vời nhất. tiếng bass giàu chi tiết (đặc biệt là dòng phiến dài 17mm có hút khí vuông).

Đèn Mullard có giá từ trên 100USD đến 400USD/đôi.

Đèn 12AU7 Siemens và Siemens-Halske:

Đèn Siemens có khá nhiều đời, phân biệt bởi kết cấu anode ngắn (14mm) hoặc dài (17mm). Loại thường hoặc loại đặc biệt có 3 mica (triple mica) . Cách nhận biết đèn Siemens-Halske thường qua các đặc điểm sau:

  • Lô-gô và chữ in bằng mực trắng (original) trên bóng rất dễ mờ.
  • Phiến nhấn hoặc trơn chỉ có màu xám nhạt như màu phiến của Telefunken.
  • Dòng phiến trơn trông rất giống Telefunken (Smooth Plate), nên hay bị giả làm bóng Telefunken.
  • Dòng phiến ngấn trông rất giống với Mullard nên hay bị giả thành bóng Mullard.
  • Trên đầu đèn có 4 khía nổi khá rõ (theo vết khuôn thủy tinh khi thổi bóng).
  • Mã sản xuất được in bằng chữ axit nhỏ gần đáy bóng. Chữ này không xóa được và không bị mờ theo thời gian. Tra bảng mã sẽ biết được năm sản xuất và sản xuất tại Đức. đèn sản xuất tại nhà máy Munich được ưa chuộng nhất.
  • Đèn Siemens cũng được làm cho nhiều nhãn mác khác nhau như: Valvo, Philips SQ, Lorenz, Mazda, Westinghouse… nhưng chất lượng khonog thay đổi.
5814_5_Siemens_1929_to_1980
Đèn 12AU7 Siemens có mã sản xuất được in bằng chữ axit nhỏ gần đáy bóng. Chữ này không xóa được và không bị mờ theo thời gian. Tra bảng mã sẽ biết được năm sản xuất.

Đèn 12AU7 của Siemens nổi tiếng về độ bền, kết cấu cơ khí khá tốt; tiếng bass đẹp, phần trung cao tốt; treble nhẹ nhàng và mềm mại. Vì thế, nó rất thích hợp với các dòng nhạc như: hòa tấu, violin, guitar, giọng ca nữ, cổ điển… Đèn Siemens có giá từ hơn 100USD đến 400USD (tùy loại).

Đèn 12AU7 Amperex – Bugle Boy (Hà Lan):

Đèn Bugle Boy nổi bật với lô-gô hình bóng đèn đang thổi kèn trong trumpet rất ngộ nghĩnh, đồng thời là loại đèn quý được nhiều người sưu tầm. Bugle Boy có anode dài 17mm và anode ngắn 14mm. Cả hai đời phiến đều nổi gân.
Chúng ta có thể nhận biết đèn Bugle Boy qua một số đặc điểm sau:

  • Lô-gô và chữ in bằng mực trắng (original) trên bóng rất dễ mờ.
  • Lô-gô có hình bóng đèn đang thổi kèn chỉ có đèn sản xuất tại Hà Lan.
  • Phiến ngấn có màu xám đậm hơn màu phiến của Mullard.
  • Trên đầu có 4 khía nổi (theo vết khuôn thủy tinh khi thổi bóng).
  • Mã sản xuất được in bằng chữ axit nhỏ gần đáy bóng. Chữ này không xóa được và không bị mờ theo thời gian. Tra bảng mã sẽ biết được nơi sản xuất và năm sản xuất.
  • Có nhiều nhãn mác khác nhau như: Philips MiniWatt, HP, Mullard, Brimar, Valvo… nhưng chất lượng tương đương Bugle Boy chính hiệu.
13024303094_da24213fa6
Đèn 12AU7 Bugle Boy nổi bật với lô-gô hình bóng đèn đang thổi kèn trong trumpet rất ngộ nghĩnh

Đèn Bugle Boy có độ bền khá cao, trung âm rất rộng. trung trầm ướt át, lả lướt. không gian rộng mở. chất tiếng giàu nhạc tính và có màu âm khá giống Telefunken. Loại đèn này thích hợp với các dòng nhạc vazz, vocal, cổ điển…

Hiện nay, đèn Bugle Boy ngày càng hiếm và giá khá cao, trong đó đèn NOS có giá 400USD/ đôi.

Các dòng đèn 12AU7 của Mỹ:

Bên cạnh những loại đèn 12AU7 thuộc dạng quý hiếm nói trên, có nhiều dòng đèn rẻ hơn nhưng độ bền và chất lượng âm thanh cũng khá tốt. Đó là các loại đèn của Mỹ sản xuất. Do được sử dụng trong các thiết bị, khí tài quân sự, nên hệ số an toàn rất được coi trọng. Các loại đèn sau đây hoàn toàn phù hợp với các thiết bị âm thanh Hi-fi, Hi-end thông thường mà giá cả lại phải chăng hơn các loại đèn của NOS của châu Âu:

  • Đèn 12AU7 của RCA (Mỹ): Khá phong phú về chủng loại, trong đó phải kể đến RCA 5814 phiến đèn và 12AU7 phiến xanh trắng đầu (Clear Top). Đèn RCA được dân chơi đánh giá cao về độ bền và chất lượng âm thanh. Đèn 12AU7/5814A phiến đen của RCA có âm thanh ấm áp và giàu chi tiết, âm bass chắc khỏe mạnh mẽ, có độ bền cao. Trong khi đó, đèn 12AU7 phiến xám trăng đầu lịa cho âm thanh dịu dàng, trầm ấm hơn.
  • Đèn 12AU7 của Tung-Sol (Mỹ): Đèn 12AU7, 6189 của Tung-Sol có phiến anode màu đen bóng hoặc xám đậm dài 17mm, hẹp bản hơn RCA. Đây là một trong những loại đèn khá hay của Mỹ. Chất âm ấm áp, trung âm tốt. Loại phiến đen có tiếng trầm hay hơn phiến xám.
  • Đèn 12AU7 của Sylvania: Loại đèn này có nhiều ký hiệu như: 12AU7, 5814A, 6189… được sản xuất trong thập niên 50-60 của thế kỷ XX. Loại đèn này khá phor biến và dễ tìm, âm thanh khá cân bằng, trung âm giàu chi tiết, giá khá hợp lý để thay thế cho các thiết bị Hi-fi phổ thông. Đặc biệt, đèn Sylvania đời phiến xám ngắn có 3 lớp mica có độ vững cơ học cao, ít hiện tượng microphonic thích hopwj dùng trong các tầng tín hiệu nhỏ, có ít tạp âm. Hiện nay, các loại đèn của Mỹ dễ tìm và có giá khoảng 10USD đến 100USD.

CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN ĐÈN 12AU7/ECC82:

  • Điện áp sợi đốt 6.3-12.6 V
  • Dòng sợi đốt 300-150 mA
  • Điện áp anode (max) 330 V
  • Dòng anode (max) 22 mA
  • Công suất tiêu tán (max) 3 W

Anh Lê – Nghe Nhìn Việt Nam 

4 BÌNH LUẬN

  1. Có một thực tế là ngày nay các hãng nổi tiếng trên thế giới đều xài bóng Nga & Trung Quốc . Có nhiều hãng đặt hàng hai nước trên nhưng thân bóng lại in logo của họ . Mình có email trực tiếp cho các kỹ sư của một vài hãng trên để hỏi thì họ cho biết là họ sử dụng bóng mới sản xuất của Nga & Trung Quốc vì các bóng trên có sẵn trên thị trường và chất lượng ổn định . Họ cho biết thêm do họ thiết kế mạch điện trên cơ sở bóng Nga và Trung nên nếu thay các bóng NOS vào sẽ làm giảm chất lượng của thiết bị audio và điều này mình đã thử nghiệm – cực kỳ đúng
    Hiện nay bóng dự trữ của mình đều là bóng mới sản xuất trong năm 2010 -2013 tại Nga & Trung . Có vài dòng chia sẻ cùng anh em nghe nhạc

    • Xin nói thêm vài lời . Tác giả viết rất chính xác về các bóng 12AU7 nổi tiếng , tuy nhiên với những pre & power cao cấp có giá ~ 6000 us trở lên thì bóng theo máy là tốt nhất . Nếu ta thay các bóng NOS vào thì âm thanh sẽ thay đổi và làm mất sự cân bằng vốn có của nhà sản xuất . Với các pre , power rẻ hơn thì khi thay các bóng NOS trên vào sẽ thấy âm thanh được cải thiện rõ rệt đúng như tác giả viết

Bình luận: