Phòng nghe được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng không thua gì hệ thống âm thanh. Để phát huy tối đa những thiết bị bạn đang sở hữu, chuẩn hóa phòng nghe là việc đầu tiên bạn phải làm.

Với triết lý và các thiết bị hiệu chỉnh âm học chuyên nghiệp của tập đoàn nghiên cứu âm học nổi tiếng thế giới ASC (Mỹ) bạn sẽ tạo được một phòng nghe hiệu quả và chất lượng hơn nhiều mà không cần phải chỉnh sửa phần cứng.

Hiện tại, có rất ít người chơi âm thanh quan tâm đến việc trang âm, thiết kế phòng nghe tiêu chuẩn mà đa phần chỉ tập trung đầu tư vào các thiết bị trong bộ dàn. Hoặc tự xử lý âm học phòng nghe bằng các vật liệu tự tạo, vô tình làm cho tính chất âm học của phòng trở nên sai lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trình diễn của cả bộ dàn.

Hình ảnh có liên quan

ASC – Tập đoàn nghiên cứu âm học hàng đầu thế giới

ASC – Acoustic Sciences Corporation được thành lập cách đây 25 năm bởi kỹ sư âm thanh Arthur M.Noxon. ASC được xem là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế hiệu chỉnh âm học phòng nghe. Tubetrap, thương hiệu con của ASC, là nhà sản xuất đầu tiên đưa ra thiết kế ống trụ bẫy âm trầm basstrap, sản phẩm của Tubetrap nhanh chóng trở nên phổ biến không chỉ ở các phòng nghe hi-end mà được sử dụng rộng rãi tại các phòng thu nổi tiếng, các nhà hát lớn, rạp hát tại gia…

Nhà máy sản xuất của ASC có diện tích hơn 4000m2, đặt tại Eugene, bang Oregon, Mỹ, toàn bộ các sản phẩm của hãng được chế tạo bằng tay bởi những chuyên viên lành nghề đảm bảo chất lượng chuẩn và đồng nhất. Arthur M.Noxon, với hai văn bằng tiến sĩ về âm học và vật lý hiện vẫn đang giữ chức vụ chủ tịch tập đoàn. Ông đã thiết kế hơn 70 sản phẩm hiệu chỉnh âm học và sở hữu 5 bằng sáng chế trong lĩnh vực âm học phòng nghe.

 Tại sao phải dùng thiết bị hiệu chỉnh âm học phòng nghe?

Theo Arthur Noxon, chúng ta mong muốn nghe âm thanh trung thực nhất được trình diễn từ loa, ampli, các thiết bị nguồn âm, dây dẫn… và bản thu, những âm cộng hưởng hay những âm phản xạ, tiếng rung từ các vật dụng như tường, cửa ra vào, cửa sổ và trần nhà sẽ làm giảm tính trung thực đó, ảnh hưởng rõ rệt đến hất lượng âm thanh của các thiết bị, dẫn đến bản thu được tái tạo không chuẩn. Chính vì thế, sở hữu một phòng nghe tốt là sự đầu tư hữu hiệu hơn bất kỳ việc nâng cấp thiết bị nào, bởi dù thiết bị có tốt đến đâu nhưng khi set-up trong một phòng nghe “xấu”, nó cũng trở nên “bất lực”. Bạn cũng đừng nên quan niệm rằng phòng nghe nhỏ không cần trang âm cầu kỳ, điều đó hoàn toàn sai, chính những phòng nghe có diện tích dưới 30 mét vuông càng phải được xử lý âm học cẩn trọng hơn, những phản xạ âm, cộng hưởng âm, hiện tượng echo… ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn âm chính phát ra từ loa.

Kết quả hình ảnh cho SoundPanel asc

5 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến âm học phòng nghe

 Mỗi phòng nghe có tính chất khác nhau về nhiều mặt như diện tích, mật độ vật phản xạ, tán âm, chất liệu nội thất… tuy nhiên về mặt vật lý âm học chúng vẫn có chung 5 vấn đề sau đây:

 1.  Kiểm soát cộng hưởng phòng nghe

Âm thanh được di chuyển trong phòng nghe dưới dạng sóng, sóng âm di chuyển giữa hai bề mặt song song sẽ gây ra cộng hưởng sóng đứng vào những điểm tần số cố định. Ở những tần số đó, âm thanh sẽ được cộng hưởng có cường độ lớn hơn và suy giảm lâu hơn bình thường, hiện tượng này gây nên nhiễu âm, làm mất chi tiết. Cộng hưởng gây ảnh hưởng xấu nhất thường xảy ra ở dải tần thấp gây nên những tiếng ù, rung rất khó chịu. Phòng nghe càng có nhiều góc cạnh càng bị nhiễu cộng hưởng nhiều hơn.

ASC đưa ra cách giải quyết hiện tượng này qua việc sử dụng các bẫy âm trầm bass trap, tùy theo mức đầu tư bạn có thể chọn 1 trong ba giải pháp sau: dùng hai ống tubetrap bố trí ở hai góc phòng sau lưng bộ dàn, dùng 4 ống tubetrap bố trí đều ở 4 góc phòng hoặc dùng thêm các ống bố trí ở giữa tường trước và sau.

2.  Nhiễu âm phản xạ tường

 Trong phòng nghe, ngoài sóng âm hướng trực tiếp đến người nghe còn có sóng âm dội hay phản xạ từ tường sau và tường bên. Cho nên việc các sóng âm có cùng tần số “va đập” vào nhau khá thường xuyên. Khi chúng “va” vào nhau nếu có cùng pha., nó sẽ nâng biên độ dao động của sóng và ngược lại nếu ngược pha, có triệt tiêu biên độ nhau. Như vậy, trong cùng một dải tần sẽ có rất nhiều đoạn sóng âm bị làm tăng biên độ hoặc giảm biên độ, gây nhiễu âm, làm mất chi tiết, dẫn đến méo tiếng. Để giải quyết nhiễu xạ tường, ta có thể trang bị những tấm tiêu âm ngay những điểm phản xạ chính ở hai tường bên và tường sau.

3.  Nhiễu Echo

 Đội khi ta phát hiện những tiếng nhiễu vang echo khi hệ thống trình diễn, đây là hiện tượng tương tự như nhiễu phản xạ từ tường nhưng lúc này tai người nghe không chỉ nhận được một phản xạ âm trùng với âm chính phát ra từ loa mà nhận liên tục nhiều âm phản xạ âm cùng lúc. Hiện tượng này chủ yếu sinh ra từ các sóng âm chạy song song với 2 mặt loa, để khử nhiễu echo, ta cũng dung những tấm tiêu âm đặt ở những mặt trước, sau và hai bên mặt loa.

4.  Kiểm soát phản xạ âm

 Chúng ta đều biết tác hại của phản xạ âm trong phòng nghe qua việc tìm hiểu các nhiễu phản xạ tường và nhiễu echo. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để hiện tường này hay nói cách khác là để kiểm soát phản xạ âm, ta không chỉ sử dụng những vật liệu tiêu âm ở những vị trí hợp lý mà còn kết hợp giữa tiêu và tán âm để tạo thành một không gian sống động. Vì chúng ta đang xây dựng một phòng nghe chứ không phải một studio nên nếu lạm dụng nhiều vật tiêu âm sẽ dẫn đến phòng nghe trở thành phòng “câm”, thiếu mất sự tự nhiên, bóp hẹp âm hình.

 5.  Khoảng thời gian dội âm

Trong bất kỳ không gian kín nào, khi một âm thanh được tạo ra sẽ tổn hại và suy giảm dần trong một thời gian trước đó khi nó không còn được nghe thấy. Khoảng thời gian này nếu bị kéo dài quá lâu, âm thanh không chỉ như có “đuôi” mà đội khi còn tạo ra những âm nhiễu mới. Chúng ta cần sử dụng một lượng những vật liệu tiêu / tán âm phù hợp để kiểm soát khoảng thời gian này một cách hơp lý. Thước đo cho khoảng thời gian này được tính theo chỉ số RT60. RT60 là khoảng thời gian để âm thanh phát sinh trong một phòng nghe suy giảm đi 8-dB. Đối với mỗi phòng nghe có kích thước và tính chất khác nhau sẽ có chỉ số RT60 khác nhau.

6.  Thiết kế phòng nghe sử dụng vật liệu tiêu tán âm của ASC

 ASC đưa ra rất nhiều sản phẩm tiêu tán âm nhưng phổ biến nhất hiện nay là hai sản phẩm Tubetrap và SoundPanel. Việc thiết kế phòng nghe cũng tùy thuộc và mức đầu tư mà sử dụng dung lượng Tubetrap và SoundPanel nhiều hay ít.

 Tubetrap

Tubetrap là các bẫy âm trầm hình trụ trình được bố trí chính ở các góc phòng, đây cũng là thiết kế bẫy âm đầu tiên của thế giới âm học. Tần số âm trầm hấp thu được quyết định bởi đường kính của ống trụ, với đường kính từ 9 đến 29in, Tubetrap có khả năng hấp thụ âm trầm từ 110Hz đến 30Hz. Tubetrap được xem là sản phẩm bẫy âm tinh vi với cấu trúc phức tạp.

Một trong những điểm khác biệt giữa Tubetrap so với các bẫy âm khác chính là nó không chỉ có tính hút ẩm mà còn sở hữu mặt tán âm, Ngoài khoảng tần số trầm được hấp thu, một nửa mặt trụ của Tubetrap có chức năng tán những dải tần không gây hại cho hiện tượng cộng hưởng phòng nghe. Những dải tần trên 400Hz sẽ được tán và duy trì, điều này đặc biệt quan trọng giúp cho phòng nghe luôn sinh động. Thông thường các bẫy âm trên thị trường ngoài việc xử lý không đồng nhất các mức tần số trầm, gây lệch tiếng giữa kênh trái và phải, còn hút luôn các dải tần số từ trung đến cao khác, khiến phòng nghe trở nên nặng nề, mất tự nhiên.

Tubetrap được bố trí ở 4 góc phòng, để đạt hiệu quả cao hơn, chúng ta có thể bố trí thành cụm ở khu vực giữa tường trước và sau.

Hình ảnh có liên quan

SoundPanel

 SoundPanel là các tấm hút âm dung để xử lý âm phản xạ, tránh các hiện tượng nhiễu phản xạ, nhiễu echo và kiểm soát thời gian dội âm. Những tấm SoundPanel có dạng hình chữ nhật, nó có khả năng hút dải tần từ 200Hz đến toàn bộ dải cao. Tuy nhiên, cũng tương tự như Tubetrap, điểm đặc biệt của tấm SoundPanel là nó không chỉ hút âm mà còn phân tán nhanh những dải tần trên 400Hz, giúp âm hình luôn được cân bằng và rộng, rút ngắn khoảng thời gian dội âm. Các thiết kế khung viền bằng nhựa vinyl cũng là một bí quyết giúp tán những âm thanh tập trung thành những phần nhỏ phân bố đều khắp phòng.

Thông thường các tấm SoundPanel được bố trí song song ở hai cạnh tường bên, một số set-up cầu kỳ còn bố trí chúng ở mặt tường phía sau loa. Khi lắp đặt các tấm SoundPanel cần chú ý đến số lượng và vị trí xếp ở hai cạnh tường phải đều nhau, giúp âm hình stereo luôn cân bằng.

Việc kết hợp giữa Tubetrap và các tấm SoundPanel sẽ giúp cải thiện âm học phòng nghe đến mức tối ưu tùy mức đầu tư mà không gây những hiệu ứng nhiễu âm phụ như các thiết bị hút ẩm khác. Điều tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm của ASC chính là nó không chỉ hút những âm trầm, những âm phản xạ có hại, mà còn giúp tán âm, phân bổ lại đường truyền của sóng âm có lợi. Chính điều này giúp hệ thống khai thác hết được chất lượng bản thu từ dải trầm, trung cho đến cao và đặc biệt vẫn duy trì được một không gian trình diễn tự nhiên, sân khấu rộng mở. Trong khi, đa phần các thiết kế tiêu âm khác trên thị trường đều mắc phải nhược điểm là hút cả những dải tần có lợi, làm cho sân khấu trở nên “mỏng”, mất tiếng, thiếu tiếng…

Giải quyết triệt để 5 vấn đề âm học thường xảy ra trong phòng nghe, kết quả là bạn sở hữu được không gian tốt, giúp hệ thống hay nói cách khác hơn là giúp bản than người nghe khai thác tối đa giá trị của những thiết bị mà mình đầu tư. Bạn sẽ nhận ra ngay hiệu quả của việc trang âm ngay từ khi bước vào phòng nghe, bạn sẽ nhận thấy không gian âm hình rộng mở như vượt ra khỏi 4 bức tường, bạn có thể tận hưởng dải trầm chắc gọn, dải trung và cao chi tiết, lung linh mà đáng ra bạn phải có từ lâu.

Kết quả hình ảnh cho SoundPanel asc

Nguồn: longaudio.vn