Nhân dịp vừa nhìn thấy trên Facebook người bạn rao bán ví (bóp) có tính năng chặn RFID, tôi tự hỏi RFID là gì nhỉ và liệu nó có cần thiết không?
RFID là gì? Liệu nó có quan trọng với bạn hay không? ảnh 1

RFID là gì?

RFID là một từ viết tắt của Radio Frequency Identification. Tên đầy đủ của nó cũng nói lên nguyên tắc hoạt động của công nghệ ngày. Nó sử dụng sóng radio để gửi thông tin đến các thiết bị phần cứng rất nhỏ và đơn giản. Những nghiên cứu đầu tiên mang tính lý thuyết về các hệ thống tương tự như RFID đã được xuất bản từ những năm 1940, tuy nhiên mãi đến thập niên 70, các ứng dụng thực tế và sản phẩm RFID đầu tiên mới được tung ra. Theo một cách hiểu khác, RFID có thể xem là phiên bản đơn giản hơn của công nghệ NFC (Giao tiếp trường gần) mà ta thường thấy trên nhiều thiết bị điện tử hiện nay như smartphone, máy ảnh…

RFID được sử dụng để làm gì?

Ứng dụng của công nghệ RFID hiện hữu khắp mọi nơi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó có thể xuất hiện trong thẻ nhận dạng dùng để quản lý an ninh hoặc cấp quyền truy cấp vào các khu vực có sự kiểm soát. Hay đơn giảnh hơn là dạng thẻ RFID được đặt trên các mặt hàng như quần áo và các sản phẩm bán lẻ khác giúp theo dõi chúng hiệu quả hơn từ quá trình giao hàng đến cửa hàng.

Càng ngày, càng có nhiều thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được tích hợp chip RFID bên trong để tạo nên một hệ thống thanh toán tốt hơn và an toàn hơn khi chúng được sử dụng với đầu đọc chip phù hợp. Thậm chí, thẻ RFID cũng được ứng dụng thể nhận dạng thú cưng trong trường hợp chúng lạc khỏi vòng tay của chủ.

Làm thế nào để các thiết bị RFID hoạt động?

Thực tế, có hai loại thiết bị (hoặc thẻ) RFID khác nhau. Trong đó, loại phổ biến hơn và thường được sử dụng trong thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là Thẻ RFID thụ động. Loại thẻ sử dụng công nghệ này không có nguồn điện bên trong. Thay vào đó, nó hoạt động khi tiếp xúc với thiết bị khác, như đầu đọc chip RFID. Đầu đọc phát sóng vô tuyến đến thẻ RFID thụ động, cung cấp năng lượng cho nó và “đọc” các thông tin được lưu trên thẻ, chẳng hạn mã số nhận dạng.

RFID là gì? Liệu nó có quan trọng với bạn hay không? ảnh 2
Loại thứ 2 là Thẻ RFID chủ động, các thẻ có một nguồn năng lượng riêng của chúng (thường là pin). Đúng như tên gọi, nó có thể chủ động gửi sóng vô tuyến của riêng mình đến các đầu đọc thích hợp, để truyền tải thông tin được mã hóa trong thẻ. Về cơ bản, cơ chế hoạt động này tương tự với công nghệ NFC.

Thẻ RFID thụ động có phạm vi hoạt động khá hạn chế, chỉ khoảng 6m trên lý thuyết, trong khi đó thẻ RFID chủ động có thể hoạt động ở phạm vị dài hơn nhiều, khoảng 30m trở lên.

RFID là gì? Liệu nó có quan trọng với bạn hay không? ảnh 3

Sử dụng thẻ RFID có an toàn và bảo mật không?

Các sóng vô tuyến phát ra từ thẻ RFID hoặc đầu đọc RFID nằm trong dải tần số thấp và hoàn toàn không có vấn đề gì về sức khỏe khi sử dụng. Một số thông tin cho rằng, kẻ xấu có thể tạo ra các thiết bị trộm thông tin được nhúng trong thẻ RFID, đặc biệt là các dữ liệu nhạy cảm như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ… trong một khoảng cách nhỏ. Tuy số lượng trường hợp được ghi nhận trong thực tế chưa nhiều, nhưng để đảm bảo an toàn thông tin, nhiều loại ví đựng thẻ có tích hợp tính năng chống sóng vô tuyến đang ngày càng được phổ biến hơn.

Nguồn: NNVN/Bảo Phương