monospace_Bowers_Wilkins_PX.jpg

VIệc điện thoại không còn sử dụng nhiều những cổng headphone 3.5mm nữa đã khiến thị trường tai nghe không dây tăng trưởng một tốc độ chóng mặt. Nhưng có rất nhiều những thuật ngữ khi các bạn mới tìm hiểu về các tai nghe Bluetooth khá lạ lẫm. Thì hi vọng hôm nay bài viết này có giải thích được khá nhiều được các vướng mắc của các bạn cũng như những thông số nào cần chú trọng và những thông số có thể bỏ qua

Monospace_Beyerdynamic_Amiron_Wireless.jpg

Phiên bản Bluetooth: Liệu 4.2 hay 5.0 liệu có thực sự quan trọng?

Khi mua sắm các tai nghe Bluetooth thì thông thường các bạn sẽ thấy Vx.x hoặc version, nói chung đây là phiên bản của Bluetooth và thông thường các tai nghe hiện tại đều hỗ trợ: Bluetooth v4.1, v4.2 hoặc phiên bản mới hoàn toàn v5.0. Nếu các bạn xem trên các website thì có khá nhiều những lời cho rằng Bluetooth 5.0 cũng tăng cường khả năng kết nối, băng thông đường truyền và cũng nhiều cải tiến khác. Điều này cũng đúng … tuy nhiên những cải thiện này không hẳn sẽ làm cho chiếc tai nghe của bạn sẽ tốt hơn.

Hiện tại thì điểm nâng cấp chủ yếu được nhấn mạnh ở giao thức “Bluetooth Low Energy” protocol, giúp các thiết bị như fitness wearable, keychain tracker, hay các thiết bị smart-home giao tiếp với nhau với mức điện năng tiêu thụ thấp. Tai nghe về mặt khác sử dụng giao thức khác là Bluetooth Basic Data Rate/Enhanced Data Rate hay còn gọi là BR/EDR protocol. Và BR/EDR đều không nhận được sự nâng cấp nào từ Bluetooth 5.0

Vì vậy câu trả giờ đơn là sẽ không có cải thiện dành cho tai nghe. Phiên bản Bluetooth sẽ không có ảnh hưởng nhiều trong quá trình lựa chọn tai nghe. Mặc dù những phiên bản mới cũng sẽ có khá nhiều cải thiện về tính năng cũng như các update mới, tuy nhiên các sự cải thiện này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng truyền tải âm thanh chính của Bluetooth.

Monospace_Beats_Studio_2_Wireless.jpg

Chất lượng âm thanh của các codec truyền tải: SBC, AAC, aptX và LDAC 

Các codec trên cũng giống như các đuôi file nhạc của bạn là MP3, OGG, WAV, FLAC… tuy nhiên khi truyền tải không dây đến tai nghe Bluetooth thì điện thoại của bạn không đơn giản là gửi file MP3 đến tai nghe của bạn mà sẽ convert và nén sang một định dạng khác để tai nghe của bạn có thể hiểu được. Các tai nghe và mấy nghe nhạc sẽ hỗ trợ các định dạng codec khác nhau và sẽ tự động áp dụng codec tốt nhất mà cả hai thiết bị đều hỗ trợ. Điều này cũng gây ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng âm thanh.

Dưới đây mình sẽ tóm tắt các codec thông dụng hiện nay trên điện thoại và tai nghe

  • SBC (Subband Coding): đây là codec mặc định bắt buộc phải có của tất cả các tai nghe Bluetooth và cũng có chất lượng âm thanh thấp nhất. Chất lượng âm thanh không hẳn lúc nào cũng tệ và cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào từng thiết bị khác nhau, tuy nhiên với các thiết bị hỗ trợ nhiều codec khác nhau thì chất lượng âm thanh của SBC thông thường tệ hơn các codec khác khá rõ.
  • AAC: AAC codec là một codec có hiệu năng nén dữ liệu cũng như độ truyền tải ổn định và cũng là codec duy nhất khi các bạn phát file nhạc có codec AAC thì file sẽ được truyền trực tiếp đến tai nghe mà không cần phải nén, nhờ vậy chất lượng âm thanh cũng được cải thiện đáng kể so với SBC. Đây cũng là codec cao cấp duy nhất mà iPhone và iPad hỗ trợ (ngoại trừ SBC), bạn cũng có thể tìm thấy codec này trên một vài sản phẩm Android. Về khía cạnh tai nghe thì AAC cũng có mặt trên các sản phẩm của Apple bao gồm AirPods và Beats, và hiện tại cũng có không ít các tai nghe không dây cao cấp hỗ trợ chuẩn kết nối này.
  • aptX và aptX HD: Thuộc quyền sở hữu của Qualcomm, các codecs này có hiệu năng nén dữ liệu và băng thông tốt hơn nhiều so với các codec như AAC và SBC, chất lượng âm thanh cũng có cải thiện đáng kể so với SBC. Các bạn có thể tìm thấy codec này ở khá nhiều thiết bị Android cũng như các máy nghe nhạc cao cấp. Định dạng này hướng đến latency thấp hơn cùng với băng thông rộng, độ nén cao để có thể truyền tải các file nhạc lớn như Lossless 24bit/48kHz với aptX HD và 16 bit/44.1kHz với aptX. Và nếu các bạn thuộc dạng thích xem phim hoặc chơi game thì aptX LL (aptX Low Latency) hiện là giải pháp tốt nhất hiện nay với độ delay cực kỳ thấp.
  • LDAC: Thuộc quyền sở hữu của Sony, LDAC là codec có khả năng điều chỉnh với 3 mức độ truyền tải, và cũng có khả năng truyền tải nhiều nhất so với các Bluetooth codec khác (LDAC High Quality: 24bit/96kHz). Codec này cũng đã được tích hợp với Android 8.0 Oreo nhờ vậy các bạn có thể sử dụng khá dễ dàng với các điện thoại Android mới. Về mặt tai nghe thì Codec này vẫn không quá phổ biến như aptX, nhưng các bạn có thể tìm thấy LDAC khá dễ dàng trên các sản phẩm của Sony.

Monospace_ATH-DSR9BT.jpg

Đây có lẽ là khá nhiều những thuật ngữ cùng với khái niệm cho những người mới, mặc dù vậy với đa số những người có ý định mua tai nghe không dây thì những codec cao cấp khác SBC sẽ có chất lượng âm thanh cũng khá tương đồng và nếu các bạn có sử dụng Android 8.0 Oreo cùng với các tai nghe cao cấp có hỗ trợ nhiều codec khác nhau thì các bạn đều có thể tự mình thử trải nghiệm chất lượng âm thanh của codec Bluetooth.

Nếu các bạn đang trong thị trường tai nghe thì các bạn nên đầu tư cả tai nghe cũng như các thiết bị phát có hỗ trợ AAC, aptX hoặc LDAC, bởi vì để có thể sử dụng codec cao cấp thì cả thiết bị nguồn và thiết bị cuối đều phải cùng hỗ trợ codec. Ví dụ nếu các bạn có một điện thoại hỗ trợ LDAC nhưng tai nghe của bạn chỉ hỗ trợ SBC thì việc kết nối sẽ chỉ sử dụng SBC codec. Hoặc ví dụ khác điện thoại hỗ trợ SBC, aptX còn tai nghe hỗ trợ SBC, AAC thì việc kết nối sẽ tự động sử dụng SBC. Vì thế trước khi đưa ra quyết định thì các bạn nên xem xét cẩn thận cả hai thiết bị kết nối.

Monospace_Bose_QC35II.jpg

Kết nối nhanh: W1, NFC và các lựa chọn khác

Bluetooth đưa ra một giải pháp tiện lợi hơn so với tai nghe có dây truyền thống nhờ loại bỏ dây nhợ, nhưng cũng gây ra một khó khăn không nhỏ đó là kết nối giữa tai nghe và các thiết bị phát nhạc. Đa số các sản phẩm tai nghe đều có thể kết nối cực kỳ dễ dàng, tuy nhiên có một sản phẩm cực kỳ khó khăn để đi vào chế độ pairing tìm sản phẩm nguồn, có lúc thì thời gian kết nối rất lâu hoặc tự nhiên cố kết nối vào sản phẩm khác, thậm chí tệ nhất là rơi luôn kết nối, kết nối không được. Và cứ mỗi lần kết nối sản phẩm mới là phải lại vào Bluetooth setting.

Một vài nhà sản xuất cố gắng đưa ra các giải pháp để người dùng có thể kết nối nhanh và mang lại trải nghiệm tốt nhất. Nổi tiếng nhất chắc có là chiếc chip W1 của Apple, giúp cho chiếc AirPods cũng như các tai nghe Beats không dây có thể kết nối với iPhone nhanh như gió. Google cũng ra mắt một giải pháp có tên gọi khá độc đáo mang tên ‘Fast Pair’ cạnh tranh với chiếc chip W1 của Apple. Cả hai giải pháp này khi mở tai nghe lên với các thiết bị tương thích thì sẽ có một bảng thông báo hiện lên và các bạn chỉ chạm một lần trên điện thoại là có thể kết nối với tai nghe.

Tuy nhiên để sử dụng tính năng kết nối nhanh này thì cả hai sản phẩm kết nối đều phải hỗ trợ giao thức này. Ví dụ như bạn có một chiếc AirPods hoặc Beats sử dụng chip W1 mà điện thoại bạn đang sử dụng lại là Android thì kết nối sẽ mất công không khác gì những tai nghe không dây thông thường.

Các cũng có thể sử dụng các công nghệ kết nối nhanh khác như NFC cũng đã khá nổi tiếng và xuất hiện nhiều trên các tai nghe không dây. NFC (Near Field Communication) là khả năng các bạn chỉ cần chạm điện thoại vào vị trí có logo NFC để kết nối với tai nghe, đây cũng là cơ chế mà các bạn sử dụng Samsung Pay hoặc Apple Pay sử dụng chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào POS là trừ tiền. Cũng tương tự như các phương thức kết nối nhanh khác thì điện thoại cũng như tai nghe của bạn cũng cần đều có chip NFC mới có thể chạm vào và kết nối với nhau.

Monospace_sony_WH1000XM2.jpg

Các đặc điểm nổi bật khác

Codec và kết nối nhanh có lẽ là hai tính năng lớn nhất mà các bạn cần quan tâm, tuy nhiên cũng có khá nhiều các tính năng tiện lợi khác mà có lẽ nhiều bạn sẽ cần đến.

  • “Multipoint” là khả năng kết nối nhiều thiết bị phát khác nhau trên cùng một tai nghe. Ví dụ như các bạn đang nghe nhạc trên tablet và có cuộc gọi đến trên điện thoại các bạn có thể chuyển qua nghe điện thoại mà không cần phải re-pair tai nghe với điện thoại một lần nữa. “Advanced Multipoint” cho phép các bạn có thể nhận kết nối từ thiết bị thứ hai mà không hề ảnh hưởng gì đến kết nối của thiết bị đầu tiên.
  • Có khá nhiều tai nghe Bluetooth cũng có app dành riêng cho mình, giúp các bạn có thể điều chỉnh thêm nhiều tính năng như EQ hay chống ồn. Như chiếc tai nghe Sony WF-1000X của tôi hiện tại với phần mềm Sony Headphone connect cũng có thể chỉnh mức độ chống ồn, giả lập âm trường, EQ hay chỉnh chất lượng kết nối và quan trọng nhất là update firmware cực kỳ dễ dàng. Hay Beyerdynamic Aventho Wireless với phần mềm MIY có thể đo thính lực của bạn và tạo nên một profile EQ để tối ưu chất âm cho từng người nghe.
  • Cuối cùng là có cũng có nhiều đặc điểm thú vị khác của tai nghe ví dụ như Beyer Aventho có thể tự động pause ca khúc khi bạn tháo tai nghe ra khỏi đầu hoặc như Sony WH-1000XM2, WH-H900N có thể nghe âm thanh của bên ngoài nếu bạn dùng tay chụp earcup ở phía bên phải cũng khá độc đáo. Và nhiều bạn cũng quan tâm đến tính năng chống ồn chủ động của tai nghe có thể giúp bạn cảm giác thoải mái trong môi trường làm việc ồn ào, nơi công cộng hay các chuyến bay.

Nhưng quan trọng hơn hết, đó là cảm giác đeo và chất lượng âm thanh phù hợp với bạn. Các tính năng cũng chẳng quan trọng mấy trong trường hợp bạn không thể đeo tai nghe vì quá khó chịu.

Nguồn: monospace.vn