Lấy nét bằng "Back-button focus"

Nếu như bạn hay dành thời gian nghiên cứu các diễn đàn nhiếp ảnh hay các nhóm trên Facebook về nhiếp ảnh và kiến thức – kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ rất hay gặp các câu hỏi “làm thế nào để lấy nét được chính xác nhất”, hay “phương pháp lấy nét tốt nhất là như thế nào”. Có thể bạn là một trong số những người vẫn đang gặp khó khăn về vấn đề này. Một điều thú vị, là mỗi hãng máy ảnh, mỗi chiếc máy ảnh đều có một cách cài đặt (setting) đặc biệt để giúp bạn lấy nét chuẩn và chắc giống như những dân Pro.Phương pháp chúng tôi đang nhắc đến ở đây chính là sử dụng Back-button focus, một phương pháp mà khi bạn đã làm quen với nó, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cực kỳ thoải mái và thích thú!

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Khi bạn mới sử dụng hay mua một chiếc máy ảnh và bật nó lên lần đầu tiên, chiếc máy sẽ luôn tự động được cài đặt với một số thiết lập mặc định. Một trong số những “thứ mặc định” đó đã trở thành tiêu chuẩn cho tất cả những chiếc máy ảnh khác trên thị trường, là cách lấy nét của máy. Phương pháp lấy nét tiêu chuẩn ở đây chính là cách mà dân ta hay gọi là “Bấm nửa cò” (Halfway press the shutter button), sau khi bấm nửa cò, bấm nhẹ vào nút chụp, chiếc máy sẽ lấy nét, và khi bạn ấn mạnh nốt phần còn lại trên nút chụp, đấy mới là lúc chiếc máy nhận lệnh chụp ảnh. Vậy phương pháp “Back-button focus” ở đây có nghĩa gì, nó đơn giản là loại bỏ thao tác “Bấm nửa cò” của bạn khỏi nút chụp của máy ảnh (shutter button) và thay vào đó là gán chức năng này cho một nút khác ở phía đằng sau của máy ảnh. Như vậy, khi cần chụp một bức ảnh, bạn sẽ phải bấm vào nút ở phía đằng sau đó (bất kể là nút nào mà bạn cài đặt), để cho chiếc máy của bạn khóa nét vào chủ thể, rồi sau đó mới bấm nút chụp để hoàn tất công đoạn chụp một bức ảnh. Nếu như bạn không bấm vào nút lấy nét ở phía sau, chiếc máy sẽ mặc định như là bạn đang để ở chế độ Lấy nét bằng tay (Manual focus – MF).

Chắc chắn bạn sẽ tự hỏi, tại sao lại làm phức tạp quá trình lên như vậy, tại sao phải bấm 2 nút trong khi vẫn có thể sử dụng 1 nút để thực hiện cho 1 thao tác? Có một số lý do về lợi ích của phương pháp này sẽ được trình bày ngay sau đây.

Lấy nét bằng "Back-button focus"

KHÔNG CẦN PHẢI LẤY NÉT LIÊN TỤC

Ưu điểm đầu tiên chính là việc xử lý với những trường hợp bố cục trong bức ảnh của bạn khi chủ thể không ở giữa khung hình, hoặc ngồi ở những vị trí trong khung hình mà điểm lấy nét không với tới/hoặc không có. Trước đây, bạn sẽ phải lấy nét, bố cục lại, rồi chụp. Vấn đề ở đây, là sau bức hình đầu tiên, khi bạn nhả nút chụp ra, bạn sẽ phải lấy nét lại một lần nữa cho lần chụp tiếp theo. Bạn sẽ lại phải lấy nét, bố cục lại, chụp, và lặp lại quy trình đó liên tục và liên tục. Một vấn đề khác nữa là việc phải di chuyển chiếc máy ảnh của mình để lấy nét vào chủ thể sẽ làm bạn xao nhãng đi trong việc để ý đến bố cục của bức ảnh và khó có thể có được một bố cục và khung hình ưng ý nếu chỉ tập trung vào việc lấy nét. Với phương pháp Back-button focus, tất cả những gì bạn phải làm là lấy nét 01 lần duy nhất, bố cục lại, và bấm nút chụp liên tục cho đến khi nào xong việc. Trừ phi chủ thể của bạn bước tiến tới hay lùi lại, còn nếu không, vùng DOF sẽ không bị ảnh hưởng và bạn không cần phải bấm nút lấy nét thêm một lần nào nữa. Như vậy giờ đây, bạn chỉ cần chụp và tập trung vào những điều chỉnh nhỏ để làm sao bố cục trong bức ảnh của bạn được đẹp nhất, và hoàn toàn không cần phải lo lắng vào câu chuyện lấy nét nữa.

Lấy nét bằng "Back-button focus"

KHÔNG CẦN PHẢI BĂN KHOĂN LỰA CHỌN GIỮA SAF (Lấy nét đơn) VÀ CAF (Lấy nét liên tục)

Một trong những băn khoăn lớn nhất với việc sử dụng hệ thống Lấy nét tự động chính là lựa chọn giữa Lấy nét đơn (SAF – Single Autofocus) hay Lấy nét liên tục (CAF – Continuos Autofocus). Trước đây, bạn sẽ phải lựa chọn sử dụng một trong hai chế độ. Nếu như bạn cần lấy nét và bố cục lại, bạn sẽ phải chọn SAF. Theo cách này, bạn phải bấm nửa cò để lấy nét, bố cục lại và chụp. Nhưng nếu như có một chuyển động trong bức ảnh làm lệch khoảng DOF, bạn sẽ bị out net do sử dụng chưa đúng chế độ.

Nếu như bạn lựa chọn CAF, bạn sẽ xử lý được tất cả các trường hợp chuyển động và kể cả chủ thể đứng im. Tuy nhiên vấn đề ở đây, là chủ thể của bạn phải nằm trong một khung hình có các điểm lấy nét. Nếu như bạn di chuyển khung hình, hay di chuyển máy ảnh và làm lệch khung hình, hay chủ thể di chuyển chẳng hạn, điểm lấy nét cũng phải thay đổi theo rất nhanh. Nếu không, máy ảnh sẽ tự động lấy nét vào bất cứ thứ gì đang ở phía sau điểm lấy nét, dù đó có phải là chủ thể của bạn hay không. Việc out net trong trường hợp này cũng rất dễ xảy ra.

Lấy nét bằng "Back-button focus"
Khi sử dụng phương pháp Back-button focus, bạn sẽ hưởng lợi từ cả 2 chế độ lấy nét mà không cần lo lắng gì cả. Cách làm ở đây là bạn luôn để chế độ AF của máy là CAF. Theo cách này, khi bạn muốn bắt chuyển động của chủ thể hay đối tượng, bạn chỉ cần giữ nút Back-button liên tục và kèm theo đó là bấm nút chụp để hoàn thành bức ảnh. Khi gặp những trường hợp mà cần phải bố cục lại bức ảnh, chỉ cần ấn nút Back-button focus, nhả nút ra, bố cục lại và ấn chụp. Do máy ảnh chỉ lấy nét khi bạn ấn vào nút back-button, nên bạn sẽ không cần phải lấy nét lại trừ phi chủ thể chuyển động nhiều và nằm ngoài vùng DOF đã thiết lập sẵn.
Lấy nét bằng "Back-button focus"

CÁCH CÀI ĐẶT

Phương pháp này sẽ rất khác nhau giữa các hãng máy ảnh và kể cả những chiếc máy trong cùng một hãng, dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để bạn thử thiết lập chế độ này. Nếu như có chế độ nào dưới đây chưa phù hợp với chiếc máy của bạn, hãy thử tìm lại quyển Hướng Dẫn Sử Dụng đi kèm máy, hoặc search các video phù hợp trên Youtube và nghiên cứu thêm xem sao nhé.

Nikon

Menu – Custom Settings Menu – f (Controls) – Cài đặt nút AE-L/AF-L button – Press = AF-On và Press + Command dial = OFF

Sau đó chọn chế độ AF-C focus mode từ nút AF selection button.

Canon

Menu – Custom Controls (C.Fn).

Trong mục này bạn cần làm hai việc. Đầu tiên là bỏ chế độ AF-ON từ nút chụp (shutter button) bằng cách chọn shutter button và đặt chế độ AE-Lock cho nó. Sau đó, chọn nút AF ON button và chuyển sang AF.

Sau đó chọn chế độ AF-C cho máy.

Sony

Bước đầu tiên cũng là bỏ chế độ AF khỏi nút chụp shutter button. Menu – Custom Settings (hình bánh răng) – AF w/Shutter = OFF

Sau đó, thiết lập chế độ AF cho back button. Menu – Custom Settings (hình bánh răng) – Custom key settings – AE-L Button = AF ON. Bây giờ, khi cần gạt AF/MF / AEL đang ở chữ AEL, nút này sẽ hoạt động giống như là back-button focus.

Fuji
Điều đầu tiên cần làm với máy Fuji là gạt chế độ lấy nét sang M. Như vậy chiếc máy sẽ không tự động lấy nét khi bạn bấm nút chụp.

Sau đó, cần chắc chắn bật AF-C lên kể cả khi chọn chế độ M. Menu – AF/MF – Instant AF Setting – AF-C

Cuối cùng, cần lựa chọn nút để cài đặt chức năng lấy nét. Với các máy Fuji, bạn có thể lựa chọn bất kỳ nút nào. Hợp lý nhất ở đây là sử dụng 2 nút AF-L hoặc AE-L. Menu – Set Up – Button/Dial Setting – AE-L/AF-L Button Setting – AF-L/AE-L

Bạn có thể theo dõi video minh họa dưới đây để hiểu rõ hơn về cách thiết lập và sử dụng ngay trên body Canon, từ chính channel của CanonUSA

Hãy thử nghiệm chức năng này xem nó có phù hợp với thao tác và phong cách của mình không nhé.

Nguồn: vuanhiepanh.vn